Câu 1: Trang 139 toán VNEN lớp 5 tập 2
Chơi trò chơi "đố ai tìm nhanh?"
a. Tìm $\frac{1}{2}$, $\frac{1}{3}$, $\frac{1}{5}$, $\frac{1}{6}$, $\frac{1}{10}$, $\frac{1}{12}$ của 60
b. Tìm 15%, 20%, 50%, 75% của 60
c. Tìm các số mà 60 chia hết cho số đó
Trả lời:
a. $\frac{1}{2}$ của 60 bằng 30; $\frac{1}{3}$ của 60 bằng 20; $\frac{1}{5}$ của 60 bằng 12; $\frac{1}{6}$ của 60 băng 10; $\frac{1}{10}$ của 60 bằng 6; $\frac{1}{12}$ của 60 bằng 5
b. 15% của 60 bằng 9; 20% của 60 bằng 12; 50% của 60 bằng 30; 75% của 60 bằng 45
c. Các số mà 60 chia hết cho số đó là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10, 12, 15, 20, 30, 60.
Câu 2: Trang 139 toán VNEN lớp 5 tập 2
Tính:
a. $1\frac{5}{7}\times \frac{3}{4}$ b. $\frac{10}{11} :1\frac{1}{3}$
c. 3,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1 d. 3,42 : 0,75 x 8,4 - 6,8
Trả lời:
a. $1\frac{5}{7}\times \frac{3}{4}=\frac{12}{7}\times \frac{3}{4}=\frac{36}{28}=\frac{9}{7}$
b. $\frac{10}{11} :1\frac{1}{3}=\frac{10}{11}: \frac{4}{3}=\frac{10}{11}\times \frac{3}{4}=\frac{30}{44}$
c. 3,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1 d. 3,42 : 0,57 x 8,4 - 6,8
= (3,57 + 2,43) x 4,1 = 6 x 8,4 - 6,8
= 6 x 4,1 = 50,4 - 6,8
= 24,6 = 43,6
Câu 3: Trang 139 toán VNEN lớp 5 tập 2
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
$\frac{21}{11}\times \frac{22}{17}\times \frac{68}{63}$ $\frac{5}{14}\times \frac{7}{13}\times \frac{26}{25}$
Trả lời:
$\frac{21}{11}\times \frac{22}{17}\times \frac{68}{63}=\frac{\not{21}\times \not{22}\times\not{68}}{\not{11}\times \not{17}\times \not{63}}=\frac{1\times 2\times 4}{1\times 1\times 3}=\frac{8}{3}$
$\frac{5}{14}\times \frac{7}{13}\times \frac{26}{25}=\frac{\not{5}\times \not{7}\times \not{26}}{\not{14}\times \not{13}\times \not{25}}=\frac{1\times 1\times 2}{2\times 1\times 5}=\frac{2}{10}=\frac{1}{5}$
Câu 4: Trang 139 toán VNEN lớp 5 tập 2
Một bể bơi dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 22,5m, chiều rộng 19,2m. Nếu bể chứa 414,72$m^{3}$ thì mực nước trong bể lên đến $\frac{4}{5}$ chiều cao của bể. Hỏi chiều cao của bể là bao nhiêu mét?
Trả lời:
Theo công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ta có: V = a x b x c
Vậy chiều cao của mực nước trong bể là:
414,72 : (22,5 x 19,2) = 0,96 (m)
Vậy chiều cao của bể nước là:
(0,96 : 4 ) x 5 = 1,2 (m)
Đáp số: 1,2m
Câu 5: Trang 139 toán VNEN lớp 5 tập 2
Một con thuyền đi với vận tốc 7,2km/giờ khi nước lặng, vận tốc của dòng nước là 1,6km/giờ.
a. Nếu thuyền đi xuôi dòng thì sau bao 3,5 giờ sẽ đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
b. Nếu thuyền đi ngược dòng thì cần bao nhiêu thời gian để đi được quãng đường như khi xuôi dòng trong 3,5 giờ?
Trả lời:
Ta có:
Bài giải:
a. Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng là:
7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)
Vậy trong 3,5 giờ thuyền máy đi được số km là:
8,8 x 3,5 = 30,8 (km)
b. Vận tốc của thuyền máy khi đi ngược dòng là:
7,2 - 1,6 = 5,6 (km/giờ)
Vậy, để đi được 30,8km thì thuyền máy đi trong thời gian là:
30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ)
Đáp số: a. 30,8 km
b. 5,5 giờ
Câu 6: Trang 139 toán VNEN lớp 5 tập 2
Tìm $x$: 8,75 x $x$ + 1,25 x $x$ = 20
Trả lời:
8,75 x $x$ + 1,25 x $x$ = 20
(8,75 + 1,25) x $x$ = 20
10 x $x$ = 20
$x$ = 20 : 10
$x$ = 2
=>Vậy $x$ = 2
Câu 1: Trang 140 toán VNEN lớp 5 tập 2
Một người đi xe máy từ Nam Định về Hà Nội với vận tốc 40km/giờ, sau 1 giờ 30 phút người đó gặp cột cây ghi Hà Nội 30km. Hỏi người đó đã đi được bao nhiêu km và phải đi bao nhiêu thời gian với cùng vận tốc trên thì về đến Hà Nội.
Trả lời:
Đổi: 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Sau 1 giờ 30 phút người đó đã đi được số km là:
40 x 1,5 = 60 (km)
Vậy để đi 30 km còn lại, người đó phải mất số thời gian là:
30 : 40 = 0,75 (giờ) = 45 phút
Đáp số: người đó đi được: 60km
Thời gian người đó cần đi 45 phút
Câu 2: Trang 40 toán VNEN lớp 5 tập 2
Không tính nói nhanh số trung bình cộng của các số sau:
a. 34, 38 và 42
b. 1, 2, ...., 10, 11
Trả lời:
Trung bình cộng của các số là số ở giữa các số còn lại. Do đó.
a. Trung bình cộng của 34, 38 và 42 là 38
b. Trung bình cộng của 1, 2, .....10, 11 là 6