Câu 1: Trang 62 sách VNEN toán 5 tập 2
Cùng nhau viết các công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành và hình tròn. Lấy ví dụ.
Trả lời:
Diện tích hình tam giác:
Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
$S=\frac{a\times h}{2}$
Ví dụ: Độ dài đáy là 9cm và chiều cao tương ứng là 4cm. Tính diện tích hình tam giác?
Giải: Diện tích hình tam giác là: $S=\frac{a\times h}{2}$ = $\frac{9\times 6}{2}$ = 27 ($cm^{2}$)
Diện tích hình thang:
Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2
$S=\frac{(a+b)\times h}{2}$
Ví dụ: Độ dài hai đáy lần lượt là 14cm và 11cm; chiều cao là 4cm. Tính diện tích hình thang?
Giải: Diện tích hình thang là: $S= \frac{(14 + 11)\times 4}{2}= 50$ $(cm^{2})$
Diện tích hình bình hành:
Diện tích hình bình hành bằng tích của đường cao nhân với cạnh đáy mà đường cao đó hạ xuống
S = a x h
Ví dụ: Đường cap 7dm, độ dài đáy 4dm. Tính diện tích hình bình hành?
Giải: Diện tích hình bình hành là: S = 4 x 7 = 28 (dm^{2})$
Diện tích hình tròn:
Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14
S= r x r x 3,14
Ví dụ: Bán kính r =0,4 dm . Tính diện tích hình tròn?
Giải: Diện tích hình tròn là: S= 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 ($dm^{2}$)
Câu 2: Trang 62 sách VNEN toán 5 tập 2
Cho hình bình hàng MNPQ (xem hình vẽ) có MN= 18cm, chiều cao KH=9cm. So sánh diện tích hình tam giác KQP với tổng diện tích của tam giác MKQ và hình tam giác KNP?
Trả lời:
Diện tích hình bình hành MNPQ là:
S = 18 x 9 = 162 ($cm^{2}$)
Diện tích hình tam giác KQP là:
$S=\frac{18\times 9}{2} = 81$ ($cm^{2}$)
Tổng diện tích hai hình tam giác MKQ và KNP là:
162 - 81 = 81 ($cm^{2}$)
Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của tam giác MKQ và hình tam giác KNP
Câu 3: Trang 62 sách VNEN toán 5 tập 2
Cho hình bên, hãy tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn
Trả lời:
Bán kính hình tròn là: 5 : 2 = 2,5 (cm)
Diện tích hình tròn là: S = 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 ($cm^{2}$)
Diện tích hình tam giác ABC là: $S = \frac{3\times 4}{2}= 6$ ($cm^{2}$)
Vậy phần diện tích đã tô màu của hình tròn là: 19,625 - 6 = 13,625 ($cm^{2}$)
Đáp số: 13,625 $cm^{2}$
Câu 1: Trang 62 sách VNEN toán 5 tập 2
Một mảnh vườn được ghép bởi một mảnh đất có dạng hình bình hành và một mảnh đất có dạng hình tam giác với kích thước như hình vẽ:
a. Hãy tính diện tích mảnh vườn đó
b. Người ta trồng dưa hấu trên mảnh vườn đó. Trung bình cứ 10$m^{2}$ thu hoạch dược 15kg dưa hấu. Hỏi trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tấn dưa hấu?
Trả lời:
Ta vẽ thêm các điểm cho hình như sau:
a. Diện tích hình tam giác ABC là: S = 269,5 ($m^{2}$)
Diện tích hình bình hành BCDE là : S = 31 x 21 = 651 ($m^{2}$)
Vậy diện tích của mảnh vườn là: 269,5 + 651 = 920,5 ($m^{2}$)
b. Trên mảnh vườn đó thu hoạch được số kg dưa hấu là:
(920,5 : 10) x 15 = 1380,75 (kg dưa) = 1,38075(tấn dưa)
Đáp số: a. 920,5 $m^{2}$
b. 1,38075 tấn dưa
Câu 2: Trang 63 sách VNEN toán 5 tập 2
Một biển giao thông có đường kính 40cm. Diện tích hình mũi tên trên biển báo bằng $\frac{1}{5}$ diện tích của biển báo đó. Tính diện tích mũi tên trên biển?
Trả lời:
Bán kính của biển báo giao thông là:
40 : 2 = 20 (cm)
Diện tích của biển báo giao thông là:
S = 20 x 20 x 3,14 = 1256 ($cm^{2}$)
Diện tích mũi tên của biển báo giao thông là:
1256 : 5 = 251,2 ($cm^{2}$)
Đáp số: 251,2 $cm^{2}$