Soạn mới giáo án Âm nhạc 11 CTST bài 13: Lí thuyết âm nhạc: Giọng Rê thứ và một số hợp âm của giọng Rê thứ

Soạn mới Giáo án âm nhạc 11 CTST bài Lí thuyết âm nhạc: Giọng Rê thứ và một số hợp âm của giọng Rê thứ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

 

BÀI 13: GIỌNG RÊ THỨ VÀ MỘT SỐ HỢP ÂM CỦA GIỌNG RÊ THỨ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được đặc điểm, cấu trúc và một số hợp âm của giọng Rê thứ.
  • Nhận biết được bản nhạc được viết ở giọng Rê thứ.
  • Cảm nhận được sự khác nhau về tính chất giữa giọng Pha trưởng và Rê thứ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
  • Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

Năng lực riêng:

  • Nhận biết được bản nhạc được viết ở giọng Rê thứ.
  • Cảm nhận được sự khác nhau về tính chất giữa giọng Pha trưởng và Rê thứ.
  1. Phẩm chất
  • HS hình thành thói quen thích khám phá, tìm hiểu bản nhạc trước khi thực hành âm nhạc; nâng cao năng lực thực hành và thẩm mĩ âm nhạc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Âm nhạc 11.
  • Đàn phím điện tử, đàn guitar, máy chiếu, bảng tương tác.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 11.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Phương pháp
  • Làm mẫu, trực quan…
  1. Kĩ thuật dạy học
  • Chia nhóm, trò chơi, đặt câu hỏi, công não.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Kích thích tính tò mò, sự hứng thú và tâm thế để HS bước vào tiết học.
  4. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc các âm ổn định của giọng La thứ và giọng Mi thứ.
  5. Sản phẩm: HS luyện đọc các âm ổn định.
  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Đọc các âm ổn định của giọng La thứ.

+ Nhóm 2: Đọc các âm ổn định của giọng Mi thứ.

- GV yêu cầu HS nhận xét sự khác biệt của 2 giọng (tên nốt, cao độ,...).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện đọc âm ổn định và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xung phong trả lời câu hỏi của GV.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 13 – Giọng Rê thứ và một số hợp âm của giọng Rê thứ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về giọng Rê thứ

  1. Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc giọng Rê thứ và thực hành đọc âm Rê thứ.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn đọc và luyện tập.
  3. Sản phẩm: Bài đọc của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Từ cấu trúc giọng trưởng đã học, GV hướng dẫn HS thiết lập cấu trúc giọng Rê thứ.

- GV giới thiệu, hát hoặc đàn mẫu một bài ở giọng Rê thứ (ví dụ bài Chiều thu nhớ trường, Mùa xuân yêu thương em được đến trường...) cho HS nghe, nhìn và hình dung cụ thể hơn.

+ Chiều thu nhớ trường:

https://youtu.be/3obcACSBU40?si=uTkdaHUSDaR5qLON

+ Mùa xuân yêu thương em được đến trường:

https://youtu.be/MsyKYhZd6bo?si=cFn0v2R_TCmvCPXx

- GV hướng dẫn HS đọc, nhận biết thang âm Rê thứ, các âm ổn định của giọng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn thiết lập cấu trúc giọng Rê thứ.

- HS ghi nhớ giọng Rê thứ có hoá biểu là Si giáng và âm chủ là Rê.

- HS lắng nghe một số bài hát ở giọng Rê thứ do GV sưu tầm.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc giọng Rê thứ trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

1. Giọng Rê thứ

- Giọng Rê thứ tự nhiên:

- Giọng Rê thứ hòa thanh có bậc VII tăng lên nửa cung:

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hợp âm của giọng Rê thứ

  1. Mục tiêu: HS thể hiện được các hợp âm của giọng Rê thứ.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm.
  3. Sản phẩm: Phần trình bày của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về các hợp âm ba chính của giọng Rê thứ (tên hợp âm, cách thành lập hợp âm, ví dụ minh hoạ cụ thể).

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về hợp âm bảy át của giọng Rê thứ hòa thanh (tên hợp âm, cách thành lập hợp âm, ví dụ minh hoạ cụ thể).

+ Nhóm 3: Tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 giọng Rê thứ tự nhiên và Rê thứ hòa thanh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời các nhóm báo cáo kết quả trước cả lớp.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Một số hợp âm của giọng Rê thứ

2.1. Các hợp âm ba của giọng Rê thứ

- Giọng Rê thứ tự nhiên có ba hợp âm ba chính:

+ Rê thứ (trên bậc I, kí hiệu: Dm).

+ Son thứ (trên bậc IV, kí hiệu Gm).

+ La thứ (trên bậc V, kí hiệu: Am).

- Giọng Rê thứ hòa thanh có ba hợp âm ba chính:

+ Rê thứ (trên bậc 1, kí hiệu: Dm).

+ Son thứ (trên bậc IV, kí hiệu: Dm).

+ La trưởng (trên bậc V, kí hiệu: A).

2.2. Hợp âm bảy át của giọng Pha trưởng

- Hợp âm bảy xây dựng trên bậc át của giọng Rê thứ hòa thanh là hợp âm La bảy (kí hiệu: A7)

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu:

- HS kể tên đàn các hợp âm ở giọng Rê thứ.

- HS nắm được tên các hợp âm giọng Rê thứ.

  1. Nội dung:

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.

- HS lắng nghe đàn và đoán tên hợp âm.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Kể tên đàn các hợp âm ở giọng Rê thứ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 thành viên), yêu cầu HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Kể tên các hợp âm ba chính của giọng Rê thứ.

+ Kể tên các hợp âm ba chính của giọng Rê thứ hòa thanh.

+ Kể tên hợp âm bảy át của giọng Rê thứ hòa thanh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia nhóm, thực hiện yêu cầu của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

+ Hợp âm ba chính của giọng Rê thứ: Rê thứ, Son thứ, La thứ.

+ Hợp âm ba chính của giọng Rê thứ hòa thanh: Rê thứ, Son thứ, La trưởng.

+ Hợp âm bảy át của giọng Rê thứ hòa thanh: La bảy.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Trò chơi tai nghe nhạy bén

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tai nghe nhạy bén”: HS nghe đàn và đoán tên các hợp âm.

+ GV đàn vòng hợp âm (Dm, Dm, Am, A và A7) ba lần theo trình tự.

+ GV đàn một hợp âm bất kì.

Soạn mới giáo án Âm nhạc 11 CTST bài 13: Lí thuyết âm nhạc: Giọng Rê thứ và một số hợp âm của giọng Rê thứ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 11 chân trời mới, soạn giáo án âm nhạc 11 chân trời bài Lí thuyết âm nhạc: Giọng Rê thứ và một số hợp âm của giọng Rê thứ, giáo án âm nhạc 11 chân trời

Soạn giáo án Âm nhạc 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay