Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: THỰC HÀNH HÁT LƯỚT NHANH (7 TIẾT)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Ai nhanh hơn.
- GV phổ biến luật chơi:
+ HS thi đua xem ai giới thiệu với bạn nhiều bài hát có sử dụng kĩ thuật hát lướt nhanh nhất.
+ HS thi đua thổi bay nhiều sticker trong thời gian ngắn nhất.
- GV đặt câu hỏi cho HS chiến thắng:
+ Để thổi bay sticker nhanh nhất em cần lấy hơi thế nào?
+ Cách lấy hơi này có giống với cách lấy hơi khi hát nảy tiếng đã học ở bài 1 không?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Bài hát có sử dụng kĩ thuật hát lướt nhanh nhất: Bay lên nòi giống Tiên Rồng,...
+ Cần lấy hơi và đẩy hơi nhanh, mạnh, dứt khoát, đẩy các làn hơi ngắn và liên tục. Cách lấy hơi này khác với cách lấy hơi khi hát nảy tiếng.
- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, và chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3 – Thực hành hát lướt nhanh.
Hoạt động 1: Khởi động giọng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu sau: Mẫu 1: Mẫu 2: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS khởi động giọng theo lớp, tổ/nhóm, cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang hoạt động mới. | 1. Khởi động giọng Thực hiện hai mẫu luyện thanh đi lên và đi xuống liền bậc theo quãng 2 thứ, trong tầm âm phù hợp. |
Hoạt động 2: Hướng dẫn chung về kĩ thuật hát lướt nhanh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giải thích, làm mẫu, minh họa cho các hướng dẫn về tư thế, lấy hơi, khẩu hình, chất lượng âm thanh,... của kĩ thuật hát lướt nhanh. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện tập về kĩ thuật hát lướt nhanh theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kĩ thuật hát lướt nhanh trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang hoạt động mới. | 2. Hướng dẫn chung về kĩ thuật hát lướt nhanh - Hơi thở: hít hơi đều đặn, đẩy hơi nhịp nhàng; lấy hơi chính xác. - Miệng: hàm dưới thả mềm mại, chuyển động linh hoạt - Âm thanh: vang đẹp, đẩy âm thanh ra từ phía ngoài miệng, không được hút vào phía trong cổ. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu thông tin về tác giả và bài hát Dịu dàng sắc xuân, Một trái tim, một quê hương
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS nghe bài hát Dịu dàng sắc xuân, Một trái tim, một quê hương: + Dịu dàng sắc xuân: https://youtu.be/vRB1NGpQNHc?si=7NcP7sFoggwagZnO + Một trái tim, một quê hương: https://youtu.be/ttzBZNyBG4c?si=kAmuurwzUNrP39zR - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát. - GV chia HS thành 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về nhạc sĩ Nguyễn Nam (năm sinh, quá trình hoạt động âm nhạc, các tác phẩm tiêu biểu,...). + Nhóm 2: Tìm hiểu về bài hát Dịu dàng sắc xuân (kí hiệu, âm hình tiết tấu, tính chất, nhịp, cấu trúc, chia câu, chia đoạn, hát bè,...). + Nhóm 3: Tìm hiểu về nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu (năm sinh, quá trình hoạt động âm nhạc, các tác phẩm tiêu biểu,...). + Nhóm 4: Tìm hiểu về bài hát Một trái tim, một quê hương (kí hiệu, âm hình tiết tấu, tính chất, nhịp, cấu trúc, chia câu, chia đoạn, hát bè,...). - GV yêu cầu HS lắng nghe bài hát nhằm xác định những chỗ hát lướt nhanh trong bài. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm theo nội dung thảo luận được phân công. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận lần lượt theo các nội dung sau: + Tác giả, tác phẩm bài Dịu dàng sắc xuân. + Tác giả, tác phẩm bài Một trái tim, một quê hương. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung (nếu có) cho phần trình bày của nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 3. Tìm hiểu thông tin về tác giả và bài hát Dịu dàng sắc xuân, Một trái tim, một quê hương * Bài hát Dịu dàng sắc xuân - Nhạc sĩ Nguyễn Nam: + Nhạc sĩ Nguyễn Nam (1952 – 2011), quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế. + Ông từng là Trưởng ban Ca nhạc của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy có 2 bằng đại học nhưng ông lại không qua trường lớp đào tạo chính quy nào về âm nhạc. + Một số ca khúc tiêu biểu: Tình ca cho em, Dòng sông và tiếng hát, Xa rồi mùa đông, Bay cao tiếng hát ước mơ,... + Bài hát Dịu dàng sắc xuân từng giúp nhạc sĩ đoạt giải Mai Vàng năm 1998. - Bài hát Dịu dàng sắc xuân: + Bài hát Dịu dàng sắc xuân sáng tác vào năm 2000. + Bài hát có cấu trúc 3 đoạn: · Đoạn 1: từ đầu đến hương xuân thắm trên bờ môi. · Đoạn 2: từ Nhịp nhàng đàn chim đến khúc tình ca. · Đoạn 3: từ Cánh mai thắm đến hết bài nhắc lại đoạn 1. + Bài hát có nhịp điệu rộn ràng, nội dung lời ca khắc họa nên bức tranh mùa xuân của đất nước, tươi vui và yêu đời. + Âm hình tiết tấu chủ đạo đoạn 1: * Bài hát Một trái tim, một quê hương - Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu: + Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu (1933 – 1998), quê quán ở Hà Nội nhưng được sinh ra tại Campuchia. + Ông tốt nghiệp trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn năm 1953 và sang Pháp thi vào Nhạc viện Paris. Ông là ủy viên Hội Âm nhạc Thành phố. + Một số bài hát: Cho con, Nhịp cầu tre, Biển sáng,... - Bài hát Một trái tim, một quê hương: + Bài hát được sáng tác vào năm 1980, có giai điệu thiết tha, tiết tấu trẻ trung, nhịp độ linh hoạt. + Nội dung lời ca chính là lời nhắn nhủ, sâu sắc về vị trí của quê hương trong trái tim mỗi người. + Bài hát có cấu trúc 2 đoạn: · Đoạn 1: từ ô nhịp đầu tiên đến lời trái tim tự do. · Đoạn 2: từ lúc em ra chào đời đến hết bài. + Bài hát có giai điệu vui tươi và hứng khởi; nhịp độ nhanh. + Âm hình tiết tấu chủ đạo đoạn 2:
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác