Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:.../.../...
Ngày dạy:.../.../...
BÀI 14: SƠ LƯỢC VỀ ÂM NHẠC THÍNH PHÒNG
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Hoạt động 1: Hỏi và đáp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem hình ảnh biểu diễn âm nhạc thính phòng (tam tấu, tứ tấu,...) cổ điển:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Số lượng các nhạc ông tham gia biểu diễn thường là bao nhiêu?
+ Các nhạc cụ tham gia biểu diễn trong các nhóm nhạc này là gì?
+ Từ “thính phòng” gợi cho các em ý nghĩa gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo GV hướng dẫn.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện HS trình bày bài trước lớp:
+ Độc tấu – 1 người; song tấu – 2 người; tam tấu – 3 người; tứ tấu – 4 người và hòa tấu khác có thể đến 10 người.
+ Violin, cello, piano,...
+ Phòng nhỏ, không gian biểu diễn nhỏ; “thính” là nghe, “phòng” là trong phòng; hiểu một cách đơn giản là nghe biểu diễn âm nhạc trong phòng khác với biểu diễn ở các sân khấu lớn.
- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.
Hoạt động 2: Nghe/xem trích đoạn Bài ca người chèo thuyền (Barcarrol) của Mendelssohn Barthody
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mở file nhạc/clip biểu diễn Bài ca người chèo thuyền:
https://youtu.be/KEDrupoOM-k?si=Iupk8ZjhKVv-ILx0
- GV đặt câu hỏi: Cảm nhận của các em sau khi nghe bản nhạc này là gì (nhanh hay chậm, âm nhạc sôi nổi hay sâu lắng trữ tình,...).
- GV mở rộng kiến thức giải thích khái niệm LIEDER (tiếng Đức) – Song without words của Mendelssohn (Bài ca không lời) trong âm nhạc thính phòng:
+ Những bài ca không lời (tiếng Đức: Lieder ohne Worte) là chuỗi các bản nhạc ngắn và trữ tình của Mendelssohn.
+ Các tác phẩm này được sáng tác từ năm 1829 đến năm 1845, bao gồm 48 bản nhạc được chia thành 8 tập khác nhau.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo GV hướng dẫn.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện HS trình bày bài trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 14 – Sơ lược về âm nhạc thính phòng.
Hoạt động: Tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của âm nhạc thính phòng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS: + Nhóm 1: Đọc mục 1. Khái niệm về âm nhạc thính phòng. + Nhóm 2: Đọc 2. Một số đặc điểm của âm nhạc thính phòng. (Nhóm 1, 2 tìm các ý chính và mô tả bằng sơ đồ cây hoặc sơ đồ tư duy để giới thiệu trước lớp). + Nhóm 3: Đọc mục 3. Một số nhạc cụ tham gia hòa tấu thính phòng; sưu tầm các hình ảnh nhạc cụ tiêu biểu giới thiệu cho cả lớp. + Nhóm 4: Chọn 1 bản nhạc thính phòng của tác giả nước ngoài và 1 bản của nhạc sĩ Việt Nam (trích); giới thiệu một vài thông tin cơ bản và trình chiếu hoặc mở cho cả lớp nghe. Chú ý: GV yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời các nhóm báo cáo kết quả trước cả lớp. - GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS. | Sơ lược về âm nhạc thính phòng 1.1. Khái niệm về âm nhạc thính phòng Sơ đồ tư duy trình bày dưới Hoạt động. 1.2. Một số đặc điểm của âm nhạc thính phòng Sơ đồ tư duy trình bày dưới Hoạt động. 1.3. Một số nhạc cụ tham gia hòa tấu thính phòng - Nhạc cụ: đàn piano; các nhạc cụ dây phương Tây (violin, viola, cello, double bass); các nhạc cụ bộ gỗ (flute, oboe, clarinet) và các nhạc cụ thuộc bộ đồng (horn, trumpet, trombone,...), nhạc cụ dân tộc như đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tranh, đàn bầu,... 1.4. Một số tác phẩm thính phòng thế giới và Việt Nam - Nocturne op.48, No.1 (cmoll), F. Chopin (1810 – 1849), nhạc sĩ Ba Lan. - Điệu nhảy Hungari số 5, J. Brahms (1833 – 1897), nhạc sĩ Đức. - Kể chuyện sông Hồng (tam tấu), Huy Du (1926 – 2007), nhạc sĩ Việt Nam. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác