Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soan:.../.../...
Ngày dạy:.../.../...
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ: Hãy nêu một số thời kì chính của lịch sử Việt Nam dựa vào các kiến thức lịch sử mà em đã học.
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Tìm trên internet thông tin về các thời kì lịch sử Việt Nam.
+ Dùng kĩ thuật Sơ đồ tư duy để mô tả các thời kì lịch sử Việt Nam trên giấy A3.
+ Đối chiếu với các thời kì lịch sử âm nhạc Việt Nam trong SGK tr.14, 15 và đưa ra nhận xét.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo GV hướng dẫn.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện HS trình bày bài trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5 – Vài nét về lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Hoạt động 1: Trò chơi “Kết nối thông tin”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, hướng dẫn HS tham gia trò chơi: + GV viết riêng trên các thẻ nhỏ bằng giấy - cứng tên các thời kì, giai đoạn và các mốc thời gian. + HS không mở SGK nhưng suy luận để kết nối thông tin trên các thẻ này với nhau. + HS mở SGK và đối chiếu với kết quả tìm được. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia nhóm và tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày kết qủa trước lớp. - GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS. |
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các thời kì lịch sử âm nhạc Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS: + GV viết riêng trên các thẻ nhỏ bằng giấy - cứng tên các thời kì, giai đoạn và các mốc thời gian. + Mỗi nhóm đọc một giai đoạn trong các thời kì của lịch sử âm nhạc Việt Nam trong SGK. + Ghi ra các ý chính của từng giai đoạn, tra cứu và giải thích các thuật ngữ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - HS mời đại diện HS chia sẻ với lớp về thông tin vừa tìm được. - GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cho các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau theo tiêu chí.
| 1. Các thời kì lịch sử âm nhạc Việt Nam 1.1 Âm nhạc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước (từ thiên niên kỉ thứ II TCN đến thế kỉ thứ X) a. Âm nhạc thời Hùng Vương (từ đầu thiên niên kỉ thứ II TCN đến đầu thiên niên kỉ thứ I TCN) - Âm nhạc Việt Nam được đánh dấu từ thời các Vua Hùng xây dựng nước Văn Lang, gắn liền với lễ hội, tín ngưỡng văn hóa. b. Âm nhạc trong giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (từ thiên niên kỉ thứ I TCN đến thế kỉ X) - Miền Bắc: Chịu ảnh hưởng từ phong kiến phương Bắc. - Miền Nam: Ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ. 1.2 Âm nhạc thời kì xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ và bảo vệ đất nước chống những cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc (từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX) a. Âm nhạc trong giai đoạn xây dựng và củng cố quốc gia phong kiến độc lập tự chủ (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) - Âm nhạc thể hiện sự giao thoa và tiếp thu nhiều yếu tố âm nhạc của Trung Hoa, Ấn Độ. - Bước đầu phát triển về đào tạo âm nhạc và thành tựu trong nhiều lĩnh vực. - Âm nhạc dân gian phát triển và có mối quan hệ gắn bó với âm nhạc cung đình. b. Âm nhạc trong giai đoạn cực thịnh chuyển sang suy thoái của chế độ phong kiến ở Việt Nam (từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX) - Âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian tiếp tục phát triển trong đó có ca trù, ca Huế... 1.3 Âm nhạc Việt Nam trong cuộc đụng độ với những cuộc xâm lăng của phương Tây và đấu tranh giành độc lập thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã họi (từ giữa thế kỉ XIX đến nay) a. Âm nhạc trong giai đoạn từ giữa thế kỉ XIX đến Cách mạng Tháng Tám 1945 - Tiếp thu những yếu tố của âm nhạc phương Tây. b. Âm nhạc trong giai đoạn 1945 – 1954 - Xuất hiện nhiều ca khúc với đề tài cách mạng, yêu nước... - Bước đầu phát triển nghiên cứu âm nhạc và đào tạo nhạc sĩ. c. Âm nhạc trong giai đoạn 1954 – 1975 - Miền Bắc: Hình thành nền âm nhạc kinh viên, âm nhạc quần chúng phát triển mạnh. - Miền Nam: hoạt động âm nhạc cách mạng, yêu nước... d. Âm nhạc trong giai đoạn 1975 đến nay - Mở rộng giao lưu với âm nhạc thế giới. |
-----------------Còn tiếp------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác