Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: ĐÀN TIẾT ĐIỆU DISCO TRÊN GIỌNG SON TRƯỞNG (3 TIẾT)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS nghe và đọc nhạc trích đoạn giai điệu bài hát Thầy cô vẫn hát:
https://youtu.be/bLMCmP2adlM?si=nL9LP_tJDPojiNZM
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và vỗ tay theo phách.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS vỗ tay theo phách bài hát Thầy cô vẫn hát trước lớp.
- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, và chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3 – Đàn tiết điệu Disco trên giọng Son trưởng.
Hoạt động 1: Đàn gam Son trưởng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc gam Son trưởng trước khi đàn. - GV giải thích kĩ thuật và đàn mẫu. - GV cho HS tập bấm và gảy nhóm có 2, 3, 4, 5,... âm dựa trên gam Son trưởng: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hành đàn gam Son trưởng theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả nhiệm vụ trước lớp. - GV mời HS khác quan sát, lắng nghe và nhận xét (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang hoạt động mới. | 1. Đàn gam Son trưởng - Gam Son trưởng bắt đầu từ nốt son ở dây số 6; đàn ở tốc độ chậm, giữ đều nhịp để cảm nhận được tính chất của từng bậc âm. - Tay trái: bấm đúng nốt, số ngón tay, bấm vào giữa phím đàn sao cho tiếng đàn vang tròn, rõ. - Tay phải: ngón i và m luân phiên gảy đều đặn. |
Hoạt động 2: Đàn các hợp âm chính của giọng Son trưởng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: nhắc lại lí thuyết về các hợp âm ba chính của giọng trưởng. + Nhóm 2: nhắc lại lí thuyết về hợp âm bảy át của giọng trưởng. + Nhóm 3: cho ví dụ minh họa về các hợp âm ba chính và hợp âm bảy át của giọng Son trưởng. - GV giải thích kĩ thuật và đàn mẫu các hợp âm G – C – D – D7. - GV hướng dẫn HS thực hành đàn hợp âm: Bật máy đánh nhịp khi đàn chuyển hợp âm, giữ được tốc độ ổn định (theo tốc độ từ chậm đến nhanh). - GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho các nhóm: Sáng tạo nên một số sơ đồ hợp âm từ các hợp âm sau: G, C, D, D7. Vú dụ: G – C – G; G – D – G; G – D7 – G; G – C – D – G; G – C – D7 – G. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện tập theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày trước lớp. + Lí thuyết về các hợp âm ba chính của giọng trưởng: là hợp âm ba được xây dựng trên các bậc I – IV – V của giọng trưởng. + Lí thuyết về hợp âm bảy át của giọng trưởng: là hợp âm bảy được xây dựng trên bậc V của giọng trưởng. + Ví dụ minh họa về các hợp âm ba chính của giọng Son trưởng: + Ví dụ minh họa về các hợp âm bảy át của giọng Son trưởng: - GV mời HS khác quan sát, lắng nghe và nhận xét (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang hoạt động mới. | 2. Đàn các hợp âm chính của giọng Son trưởng - Tay trái: bấm hợp âm. - Tay phải: ngón p gảy rải trên các dây từ âm trầm nhất của hợp âm.
|
Hoạt động 3: Đệm tiết điệu Disco
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đàn mẫu và giới thiệu về tiết điệu Disco. - GV yêu cầu HS quan sát và lưu ý về âm hình tiết điệu, cách sắp xếp số ngón tay khi bấm và gảy dây. - GV giải thích sự giống nhau và khác nhau của tiết điệu Disco trên các loại nhịp và . - GV yêu cầu HS thực hành nhận biết tiết điệu Disco đàn trên hợp âm G. - GV yêu cầu HS nhận biết 2 mẫu biến tấu tiết điệu Disco và so sánh với mẫu gốc. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện tập theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS thực hiện đệm tiết điệu Disco trước lớp. - GV mời một số HS trả lời câu hỏi: Tiết điệu Disco trên các loại nhịp và : + Giống nhau: tốc độ hơi nhanh; tính chất âm nhạc đều đặn, sôi nổi, sinh động. + Khác nhau: Gợi ý xem video sau đây: https://youtu.be/VAuLorFpArc?si=VJjpR0UOVENU11dt (3p28 – 7p57 và 19p15 – 20p03) - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 3. Đệm tiết điệu Disco - Tay trái: bấm hợp âm theo kí hiệu ghi trên bản nhạc. - Tay phải: các ngón p và i đưa lên, đưa xuống đều đặn, uyển chuyển tiếp xúc với dây đàn theo âm hình tiết điệu. Ví dụ: Cách đệm tiết điệu Disco nhịp ở hợp âm G (Son trưởng). - Một số mẫu biến tấu tiết điệu Disco: Mẫu 1: Mẫu 2:
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác