Soạn mới giáo án Âm nhạc 11 CTST bài 4: Thực hành hòa tấu

Soạn mới Giáo án âm nhạc 11 CTST bài Thực hành hòa tấu. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: THỰC HÀNH HÒA TẤU (9 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết chơi đàn phím điện tử với hình thức hòa tấu.
  • Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hòa; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.
  • Biết dàn dựng và biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống.
  • Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đọc học tập để hoàn thành nhiệm vụ.

Năng lực riêng:

  • Thực hiện được hòa tấu bài Waltz no.2 và bài La Cumparsita.
  1. Phẩm chất
  • Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng.
  • Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Âm nhạc 11.
  • Đàn phím điện tử, máy nghe nhạc.
  • Máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Âm nhạc 11.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: GV gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đàn gam và hợp âm rải của giọng Pha trưởng và giọng Rê thứ theo kĩ thuật đàn nảy tiếng.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đàn gam và hợp âm rải của giọng Pha trưởng và giọng Rê thứ.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện đàn gam và hợp âm rải của giọng Pha trưởng và giọng Rê thứ theo kĩ thuật đàn nảy tiếng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS biểu diễn trước lớp.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4 – Thực hành hòa tấu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đàn gam và hợp âm rải của giọng Rê thứ hòa thanh theo kĩ thuật đàn rời tiếng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách đàn gam và hợp âm rải của giọng Rê thứ hòa thanh theo kĩ thuật đàn rời tiếng.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS về đàn gam và hợp âm rải của giọng Rê thứ hòa thanh theo kĩ thuật đàn rời tiếng.
  3. Sản phẩm: HS thực hiện đàn gam và hợp âm rải của giọng Rê thứ hòa thanh theo kĩ thuật đàn rời tiếng và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đàn gam và hợp âm rải của giọng Rê thứ hòa thanh theo kĩ thuật đàn rời tiếng, lưu ý HS cách đổi số ngón tay của hợp âm rải.

- GV chia HS thành các nhóm và thực hiện (Hoán đổi nhiệm vụ giữa các nhóm):

+ Nhóm 1: tập gam Rê thứ hòa thanh.

+ Nhóm 2: tập hợp âm rải Rê thứ hòa thanh.

- GV lưu ý HS: Khi đàn rời tiếng, các ngón tay cong tròn, mềm mại, bấm phím bằng đầu ngón và nhắc cổ tay thật nhẹ nhàng, tiếng đàn tách rời nhau khi đàn từ phím này sang phím khác.

- GV yêu cầu các nhóm đàn gam Rê thứ hòa thanh đều đặn, không vấp.

- GV tiếp tục hướng dẫn HS đàn gam theo tiết tấu:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành theo nhóm, tập riêng từng tay, sau đó ghép hai tay chung.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả nhiệm vụ trước lớp.

- GV mời HS khác quan sát, lắng nghe và nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang hoạt động mới.        

1. Đàn gam và hợp âm rải của giọng Rê thứ hòa thanh theo kĩ thuật đàn rời tiếng

- Đàn riêng từng tay sau đó ghép hai tay.

- Đàn đúng số ngón tay và giữ đều nhịp.

- Đàn gam Rê thứ hòa thanh theo tiết tấu sau:

Hoạt động 2: Đàn hợp âm át của giọng Rê thứ hòa thanh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách đàn hợp âm át của giọng Rê thứ hòa thanh.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS về đàn hợp âm át của giọng Rê thứ hòa thanh.
  3. Sản phẩm: HS thực hiện đàn hợp âm át của giọng Rê thứ hòa thanh và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đàn hợp âm A7 của giọng Rê thứ hòa thanh bằng tay trái.

- GV chia HS thành các nhóm và thực hiện: Bấm hợp âm A7 bằng tay trái:

- GV lưu ý HS: Các ngón tay trái khi bấm hợp âm cần cong tròn, thả lỏng, tiếp xúc với phím đàn bằng đầu ngón tay.

- GV yêu cầu HS lựa chọn tiết điệu Shuffle hoặc Rock khi bấm các sơ đồ hợp âm sau bằng tay trái:

- GV lưu ý các nhóm thực hiện theo tốc độ từ chậm đến nhanh, giữ đều nhịp khi đổi từ hợp âm này sang hợp âm khác.

- GV tiếp tục hướng dẫn HS: Bấm hợp âm A7 theo thể đảo để nối tiếp hợp âm một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp.

- GV mời HS khác quan sát, lắng nghe và nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang hoạt động mới.        

2. Đàn hợp âm át của giọng Rê thứ hòa thanh

- Chọn tiết điệu Shuffle hoặc Rock.

- Thực hiện chuyển hợp âm theo sơ đồ trên với tiết điệu đã chọn.

- Đàn với tốc độ từ chậm đến nhanh dần.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Bài kĩ thuật hòa tấu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện bài kĩ thuật hòa tấu.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS về bài kĩ thuật hòa tấu.
  3. Sản phẩm: HS thực hiện bài kĩ thuật hòa tấu và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đàn mẫu từng bè và đàn mẫu cùng lúc 2 bè của bài kĩ thuật.

- GV cho HS quan sát bản nhạc, tìm hiểu về cấu trúc của bài kĩ thuật (xác định câu nhạc, đoạn nhạc, các quy luật về số ngón tay, về kĩ thuật đàn).

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Hòa tấu bài kĩ thuật số 1:

+ Nhóm 2: Hòa tấu bài kĩ thuật số 2:     

- GV tiếp tục yêu cầu HS tạo nhóm mới và thực hành bài kĩ thuật theo kĩ thuật mảnh ghép.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo nhóm (đàn bè 1, đàn bè 2).

- HS tập đàn riêng từng bè, theo tốc độ từ chậm đến nhanh, đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật của từng bè; sau đó ghép 2 bè với nhau.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả nhiệm vụ trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

3. Bài kĩ thuật hòa tấu

- Bài kĩ thuật số 1:

+ Lựa chọn âm sắc và xác định kĩ thuật diễn tấu của từng bè.

+ Đàn riêng mỗi bè; thực hiện đúng kĩ thuật; giữ đều nhịp.

+ Đàn hòa tấu với tốc độ thong thả.

+ Thể hiện sự đối thoại âm nhạc giữa 2 bè.

- Bài kĩ thuật số 2:

+ Lựa chọn âm sắc và xác định kĩ thuật diễn tấu của từng bè.

+ Đàn riêng mỗi bè; thực hiện đúng kĩ thuật; giữ đều nhịp.

+ Hòa tấu với tốc độ từ chậm đến nhanh; chú ý sự hòa quyện giữa 2 bè.

+ Đàn hòa tấu kết hợp với máy gõ nhịp hoặc tiết điệu tự chọn với tốc độ phù hợp.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết được tác giả, tác phẩm hòa tấu bài Waltz no. 2 và bài La Cumparsita.

- Biết cách hòa tấu bài Waltz no. 2 và bài La Cumparsita.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin tác giả, tác phẩm và thực hiện hòa tấu bài Waltz no. 2 và bài La Cumparsita.
  2. Sản phẩm: Phần biểu diễn hòa tấu Waltz no. 2, La Cumparsita của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tác giả và tác phẩm hòa tấu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát đoạn nhạc sau:

+ Waltz no.2:

+ La Cumparsita:

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả Geogry Sviridov (năm sinh, quá trình hoạt động âm nhạc các tác phẩm tiêu biểu,...).

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tác phẩm Waltz no.2 (xác định câu nhạc, đoạn nhạc, các hợp âm đàn tay trái, các kĩ thuật đàn của tay phải, các âm sắc cần sử dụng, các tiết điệu phù hợp,...).

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tác giả Gerardo Matos Rodriguez (năm sinh, quá trình hoạt động âm nhạc, các tác phẩm tiêu biểu,...).

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về tác phẩm La Cumparsita (xác định câu nhạc, đoạn nhạc, các hợp âm đàn tay trái, các kĩ thuật đàn của tay phải, các âm sắc cần sử dụng, các tiết điệu phù hợp,...).

- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm: Đàn bè 1, đàn bè 2, đàn hợp âm đệm, lựa chọn tiết điệu đệm phù hợp, lựa chọn âm sắc cho giai điệu,... theo tốc độ từ chậm đến nhanh, đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật của từng bài.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS báo cáo kết quả nhiệm vụ trước lớp.

+ Tác giả Geogry Sviridov: Geogry Sviridov (1915 – 1998) là một trong những nhà soạn nhạc người Nga nổi bật của thế kỉ XX. Ông được biết đến bởi các bản nhạc hợp xướng mang màu sắc thánh ca truyền thống của Nhà thờ Chính thống Nga và các tác phẩm viết cho dàn nhạc tôn vinh các yếu tố của văn hóa Nga.

+ Tác phẩm Waltz no.2: Bản Waltz no.2 có giai điệu được trích từ Chương II trong tổ khúc 9 chương viết cho dàn nhạc giao hưởng có tên Bão tuyết (Snowstoem) của nhà soạn nhạc Geogry Sviridov (sáng tác năm 1964). Tổ chức này được xem như là

Soạn mới giáo án Âm nhạc 11 CTST bài 4: Thực hành hòa tấu

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 11 chân trời mới, soạn giáo án âm nhạc 11 chân trời bài Thực hành hòa tấu, giáo án âm nhạc 11 chân trời

Soạn giáo án Âm nhạc 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay