Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT 15:
Sau tiết học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cảm nhận hình tượng nhân vật; tạo tâm thế, hứng khởi cho HS chuẩn bị bước vào tiết học mới. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu với HS về câu chuyện âm nhạc và đọc lời dẫn. Pi-tơ (Peter) và chó sói Pi-tơ sống cùng ông nội trong ngôi nhà nhỏ giữa khoảng rừng thưa. Một buổi sáng khi vừa mở cổng dạo chơi trên bãi cỏ, Pi-tơ đã nghe thấy chú chim nhỏ hót líu lo trên cành cây. Chú vịt trong sân lạch bạch chạy theo Pi-tơ và nhảy xuống bơi trong một cái hồ gần đó. Từ trên cao, chủ chim bay sà xuống cùng trò chuyện vui vẻ với chú vịt. Thấy thế, chú mèo cũng bò nhanh qua bãi cỏ rình bắt chim và vịt. Pi-tơ vội vàng đánh động cho chim bay lên cây và vịt bơi ra giữa hồ. Một lát sau, ông nội gọi Pi-tơ vào nhà và đóng cổng lại vì sợ có chó sói. Vừa lúc đó, một con sói xám to đi từ rừng ra. Trong nháy mắt, mèo trèo thoắt lên cây, vịt la lên quang quác, còn chú chim nhỏ cũng kịp bay lên đậu trên cành cây. Chó sói đi quanh gốc cây, nhìn mèo và chim bằng con mắt thèm thuồng. Pi-tơ đứng sau cánh cổng, quan sát toàn bộ diễn biến. Cậu chạy vào nhà lấy sợi dây thừng, tìm cách trèo lên cây có mèo và chim trên đó. Cậu ra hiệu cho chim nhỏ bay quanh chó sói để đánh lạc hướng. Trong lúc sói mải vờn bắt chim nhỏ, Pi-tơ nhanh chóng thả thòng lọng xuống rồi luồn vào đuôi sói. Sói càng giãy giụa thì thòng lọng càng thắt chặt. Đúng lúc đó, bác gác rừng vừa kịp đến. Pi-tơ nói: “Cháu và chim nhỏ đã bắt được chó sói, hãy giúp chúng cháu mang sói về vườn thú!”. - GV chiếu slide lần lượt từng nhân vật kèm hình ảnh nhạc cụ đồng thời mở file âm thanh của nhân vật đó.
+ Âm thanh đàn violin: (Từ 2p30s – 3p6s) https://www.youtube.com/watch?v=AtQXqvt7Wu4 + Âm thanh sáo phờ-luýt: (Từ 6p8s – 6p20s) https://www.youtube.com/watch?v=AtQXqvt7Wu4 + Âm thanh kèn cờ-la-ri-nét: (Từ 6p30s – 7p15s) https://www.youtube.com/watch?v=AtQXqvt7Wu4 + Âm thanh kèn ô-boa: (Từ 8p14s – 8p20s) https://www.youtube.com/watch?v=AtQXqvt7Wu4 + Âm thanh kèn co: (Từ 11p5s – 11p35s) https://www.youtube.com/watch?v=AtQXqvt7Wu4 - GV tương tác với HS, gợi mở giúp HS cảm nhận hình tượng nhân vật. - GV đặt câu hỏi: + Em thích giai điệu của nhân vật nào nhất? Vì sao? + Em thích âm thanh của nhạc cụ nào nhất? Âm thanh đó nghe thế nào?... - GV mời 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV dẫn dắt vào phần tìm hiểu nội dung câu chuyện: Các em vừa được nghe những âm thanh trong câu chuyện Pi-tơ (Peter) và chó sói. Sau đây các em sẽ tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về câu chuyện qua Tiết 15: + Thường thức âm nhạc: Pi-tơ (Peter) và chó sói. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động. Tìm hiểu nội dung câu chuyện a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được nội dung chính của câu chuyện Pi-tơ (Peter) và chó sói. b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm đọc, bản luận và tóm tắt nội dung câu chuyện theo mỗi bức tranh.
- GV gọi lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày. Hai nhóm còn lại đặt câu hỏi cho nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV có thể gợi ý cho HS tự đặt câu hỏi để tìm hiểu nội dung câu chuyện: + Câu chuyện nhắc đến những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính + Pi-tơ đã làm gì để cứu những người bạn của mình khỏi nanh vuốt của chó sói? + Pi-tơ đã thể hiện sự nhanh trí ra sao? + Câu chuyện ca ngợi đức tính gì của Pi-tơ? - GV mời 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự dũng cảm, mưu trí của cậu bé Pi-tơ và tình yêu thương cậu dành cho những con vật như những người bạn của mình. Hoạt động. Nghe trích đoạn các hình tượng nhân vật trong câu chuyện - GV nhắc lại ý đồ của tác giả trong việc xây dựng hình tượng nhân vật thông qua nhạc cụ và giai điệu âm nhạc. + Mỗi nhân vật được thể hiện bởi một nhạc cụ, âm thanh nhạc cụ đó cùng với cách tiến hành giai điệu đã khắc hoa hình tượng đặc trưng của nhân vật. + Tính cách nhân vật được miêu tả sao cho thật để hiểu bởi một âm hình chủ đạo. - GV cho HS nghe từng trích đoạn.
+ Âm thanh đàn violin: (Từ 2p30s – 3p6s) https://www.youtube.com/watch?v=AtQXqvt7Wu4 + Âm thanh sáo phờ-luýt: (Từ 6p8s – 6p20s) https://www.youtube.com/watch?v=AtQXqvt7Wu4 + Âm thanh kèn cờ-la-ri-nét: (Từ 6p30s – 7p15s) https://www.youtube.com/watch?v=AtQXqvt7Wu4 + Âm thanh kèn ô-boa: (Từ 8p14s – 8p20s) https://www.youtube.com/watch?v=AtQXqvt7Wu4 + Âm thanh kèn co: (Từ 11p5s – 11p35s) https://www.youtube.com/watch?v=AtQXqvt7Wu4
|
- HS quan sát câu chuyên.
- HS quan sát nhân vật, nghe âm thanh.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu vào bài mới.
- HS thực hành theo nhóm.
|
-------------- Còn tiếp --------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác