Soạn mới giáo án Âm nhạc 4 KNTT tiết 6: Ôn bài hát - Chim sáo. Nhạc cụ - Thể hiện nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai điệu

Soạn mới Giáo án âm nhạc 4 KNTT bài Ôn bài hát - Chim sáo. Nhạc cụ - Thể hiện nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai điệu. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

TIẾT 6: 

-         ÔN BÀI HÁT: CHIM SÁO

-         NHẠC CỤ: THỂ HIỆN NHẠC CỤ GÕ, NHẠC CỤ GIAI ĐIỆU

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau tiết học này, HS sẽ:

  • Hát đúng giai điệu và lời ca kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ giai điệu.
  • Thể hiện được hình tiết tấu với nhạc cụ gõ và đệm cho bài hát khi hát một mình/ cặp đôi/ nhóm.
  • Hiểu được cấu tạo và cách chơi một trong hai nhạc cụ giai điệu (ri-cooc-đơ hoặc kèn phím).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tích cực tham gia, biết tương tác, kết hợp trong làm việc nhóm, các hoạt động trải nghiệm, khám phá, biểu diễn.
  • Tự tin, có ý tưởng sáng tạo khi tham gia các hoạt động tập thể.
  • Biết lắng nghe, chia sẻ ý kiến cá nhân, đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập.

Năng lực riêng:

  • Biết sử dụng các nhạc cụ gõ đã học gõ theo hình tiết tấu ở hình thức cá nhân hoặc kết hợp cùng nhau.
  • Biết vận dụng hình tiết tấu gõ đệm cho bài hát Chim sáo.
  • Biết cấu tạo, cách thổi nhạc cụ ri-cooc-đơ hoặc kèn phím
  1. Phẩm chất
  • Biết thưởng thức, yêu thích và có ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy âm nhạc dân tộc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 4.
  • Đồ dùng, tranh ảnh để tổ chức hoạt động.
  • Nhạc cụ và phương tiện nghe - nhìn, các file học liệu điện tử.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 4.
  • Nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai điệu, nhạc cụ gõ tự tạo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tham gia trò chơi “Nối từ”, tạo tâm thế, hứng khởi cho HS chuẩn bị bước vào tiết học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nối từ”.

- GV chia HS thành 4 tổ.

- GV phổ biến luật chơi cho các tổ:

+ Tổ đầu tiên đưa ra một từ ghép gồm hai âm tiết, ví dụ “cây xanh”.

+ Tổ tiếp theo sẽ lấy âm tiết thứ hai làm âm tiết thứ nhất cho từ mới, ví dụ “xanh tươi”.

+ Cứ như vậy, các tổ nối tiếp và quay vòng, tổ nào trong 5 giây không nghĩ ra từ tiếp theo sẽ bị loại (GV sẽ đếm ngược thời gian trong 5 giây).

+ Tổ còn lại cuối cùng là tổ thắng cuộc.

- GV mời các tổ tham gia trò chơi.

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV dẫn dắt hS vào tiết học:

Tiết 6:

+ Ôn bài hát: Chim sáo.

+ Nhạc cụ: Thể hiện nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH

Ôn bài hát Chim sáo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập bài hát Chim sáo theo các hình thức khác nhau, sáng tạo động tác vận động cơ thể hoặc động tác phụ họa.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm/tổ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV cho HS luyện tập theo nhóm/tổ, sáng tạo động tác vận động cơ thể hoặc động tác phụ họa (dựa theo nội lời ca).

- GV hướng dẫn HS tập luyện theo các hình thức:

+ Hát nối tiếp theo cặp đôi.

+ Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.

+ Múa với gáo dừa (một điệu múa của dân tộc Khmer, sử dụng hai nửa gáo dừa gõ vào nhau theo nhịp kết hợp với động tác múa đơn giản).

https://www.youtube.com/watch?v=b6nBXuzqzjY

- GV mời các nhóm trình diễn bài hát trước lớp. Các nhóm khác quan sát, nhận xét phần trình diễn của nhóm bạn.

- GV nhận xét phần trình diễn của từng nhóm. Khen ngợi các nhóm có phần biểu diễn tốt.

C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NHẠC CỤ: THỂ HIỆN NHẠC CỤ GÕ HOẶC NHẠC CỤ GIAI ĐIỆU

Hoạt động 1: Nhạc cụ gõ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện được nhạc cụ gõ nối tiếp theo hình tiết tấu.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu/viết lên bảng hình tiết tấu.

- GV chia HS cả lớp thành 8 nhóm.

- GV gõ mẫu và tổ chức, hướng dẫn HS thực hành gõ hình tiết tấu.

* Hình tiết tấu 1

- GV gõ riêng phần nhạc cụ trống con, sau đó thực riêng phần nhạc cụ ma-ca-rát.

- GV hướng dẫn 2 HS đảm nhiệm nhạc cụ trống con, 2 HS đảm nhiệm nhạc cụ ma-ca-rát.

- GV hướng dẫn từng đôi bạn tập riêng phần của mình, sau đó gõ nối tiếp.

* Hình tiết tấu tiết 2

- GV thực hiện riêng phần nhạc cụ xúc xắc, sau đó gõ phần nhạc cụ trai-en-gô.

- GV hướng dẫn từng đôi bạn tập riêng phần của mình, sau đó gõ nối tiếp.

 Khi HS gõ thành thục phần tiết tấu được giao, GV cho HS gõ kết hợp 2 hình tiết tấu.

- GV cho từng nhóm lần lượt thực hiện. Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét từng nhóm và khen ngợi những nhóm thực hiện tốt.

Hoạt động 2: Nhạc cụ giai điệu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cấu tạo và cách chơi một trong hai nhạc cụ giai điệu (ri-cooc-đơ hoặc kèn phím).

b. Cách tiến hành

GV lựa chọn dạy một trong hai nhạc cụ tùy theo điều kiện của địa phương.

* Nhạc cụ ri-cooc-đơ

- GV trình chiếu cho HS quan một số hình ảnh về nhạc cụ ri-cooc-đơ:

  

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh cấu tạo nhạc cụ ri-cooc-đơ và mô tả hình dạng, cấu tạo của sáo.

+ Hình dạng: Ri-cooc-đơ là một loại sáo có nguồn gốc từ nước ngoài. Trên thân sáo có các lỗ bấm. Người chơi kết hợp thổi và bấm ngón tay vào các lỗ của sáo để tạo ra âm thanh. 

+ Cấu tạo:

●       Phần đầu: Miệng sáo; cửa số (lỗ thông gió).

●       Phần giữa: Các lỗ bấm ở tay trái; các lỗ bấm ở tay phải.

●       Phần đuôi.

- GV cho HS xem video phần trình diễn ri-cooc-đơ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Âm thanh của sáo như thế nào?

+ Cách thổi sáo ra sao?

https://www.youtube.com/watch?v=rrhS5pvOKh0

 

 


 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào tiết học.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các tổ/nhóm./

- HS luyện tập theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình diễn trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện tập theo nhóm.

 

 

 

- HS thực hành theo nhóm trước lớp.

 

 

 

-------------- Còn tiếp -------------

Soạn mới giáo án Âm nhạc 4 KNTT tiết 6: Ôn bài hát - Chim sáo. Nhạc cụ - Thể hiện nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai điệu

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 4 kết nối tri thức mới, soạn giáo án âm nhạc 4 mới kết nối bài Ôn bài hát - Chim sáo. Nhạc cụ - Thể hiện nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai điệu, giáo án soạn mới âm nhạc 4 kết nối

Soạn mới giáo án Âm nhạc 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay