Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT 32:
- ÔN BÀI HÁT: EM YÊU MÙA HÈ QUÊ EM
- NHẠC CỤ: THỂ HIỆN NHẠC CỤ GÕ, NHẠC CỤ GIAI ĐIỆU
Sau tiết học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ những cảnh đẹp, cảm nhận về quê hương. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS xem một video về cảnh đẹp 3 miền đất nước: https://www.youtube.com/watch?v=Au6LqK1UH8g - GV đặt ra các câu hỏi: + Quê hương em ở vùng miền nào? + Ở đó có cảnh đẹp - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào tiết học. Tiết 32: + Ôn bài hát: Em yêu mùa hè quê em. + Nhạc cụ: Thể hiện nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH Ôn bài hát Chim sáo a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập bài hát Em yêu mùa hè quê em theo các hình thức khác nhau, sáng tạo động tác vận động cơ thể hoặc động tác phụ họa. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS luyện tập bài hát Em yêu mùa hè quê em với các hình thức đã học. https://www.youtube.com/watch?v=8W4AjEhyRKo - GV cho HS luyện tập theo nhóm/tổ, sáng tạo động tác vận động cơ thể hoặc động tác phụ họa (dựa theo nội lời ca). - GV hướng dẫn HS tập luyện theo các hình thức: + Hát nối tiếp theo cặp đôi hát kết hợp vỗ tay theo phách cùng bạn. + Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu. - GV nhắc HS hát vừa phải, nhịp nhàng và hoà giọng với các bạn. Khi kết hợp gõ đệm theo nhịp/ phách cần quan sát để gõ đều. Khi hát, HS cần thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. - GV mời các nhóm trình diễn bài hát trước lớp. Các nhóm khác quan sát, nhận xét phần trình diễn của nhóm bạn. - GV nhận xét phần trình diễn của từng nhóm. Khen ngợi các nhóm có phần biểu diễn tốt. C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC NHẠC CỤ: THỂ HIỆN NHẠC CỤ GÕ HOẶC NHẠC CỤ GIAI ĐIỆU Hoạt động 1: Nhạc cụ gõ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện được nhạc cụ gõ nối tiếp theo hình tiết tấu. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu/viết lên bảng hình tiết tấu. - GV chia HS cả lớp thành 8 nhóm. - GV gõ mẫu và tổ chức, hướng dẫn HS thực hành gõ hình tiết tấu. * Hình tiết tấu 1 - GV gõ riêng phần nhạc cụ trống con, sau đó thực riêng phần nhạc cụ tem-bơ-rin. - GV hướng dẫn 2 HS đảm nhiệm nhạc cụ trống con, 2 HS đảm nhiệm nhạc cụ trống con. - GV hướng dẫn từng đôi bạn tập riêng phần của mình, sau đó gõ nối tiếp. * Hình tiết tấu tiết 2 - GV thực hiện riêng phần nhạc cụ tem-bơ-rin, sau đó gõ phần nhạc cụ tem-bơ-rin. - GV hướng dẫn từng đôi bạn tập riêng phần của mình, sau đó gõ nối tiếp. à Khi HS gõ thành thục phần tiết tấu được giao, GV cho HS gõ kết hợp 2 hình tiết tấu.
- GV cho HS đọc lời ca và gõ theo hình tiết tấu. - GV mở bài bát tốc độ chậm hơn cho HS luyện tập gõ đệm. - GV cho từng nhóm lần lượt thực hiện. Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét từng nhóm và khen ngợi những nhóm thực hiện tốt. Hoạt động 2: Nhạc cụ giai điệu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cấu tạo và cách chơi một trong hai nhạc cụ giai điệu (ri-cooc-đơ hoặc kèn phím). b. Cách tiến hành GV lựa chọn dạy một trong hai nhạc cụ tùy theo điều kiện của địa phương.
|
- HS xem video.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào tiết học.
- HS chia thành các tổ/nhóm./
- HS luyện tập theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình diễn trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát. - HS chia thành các nhóm. - HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện tập.
- HS đọc lời bài hát.
- HS thực hành theo nhóm trước lớp.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS luyện tập.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS luyện tập.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác