Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 5: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP
TIẾT 19:
Sau tiết học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc rap qua lời thơ theo tiết tấu tự sáng tạo. b. Cách tiến hành - GV nhắc nhở HS cả lớp chú ý ngồi ngay ngắn, trật tự, thả lỏng cơ thể. - GV tổ chức cho HS đọc rap theo lời thơ: - GV mời 2 – 3 HS xung phong thể hiện đọc rap trước lớp. HS khác lắng nghe, cổ vũ cho bạn. - GV đặt câu hỏi cho HS: + Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? + Em đã dùng nhịp gì để đọc rap bài thơ? + Nội dung bài thơ muốn truyền tải đến các em điều gì? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Bài thơ trên thuộc thể thơ 5 chữ. + Các em có thể sử dụng nhịp tùy theo ý thích để rap. + Bài thơ như lời kêu gọi chung tay bảo vệ lấy môi trường thiên nhiên tươi đẹp của chúng ta. - GV dẫn dắt HS vào tiết học: Tiết 19: + Lý thuyết âm nhạc: Dấu lặng. + Đọc nhạc: Bài số 3. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Lý thuyết âm nhạc – Dấu lặng. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nghe và cảm nhận giai điệu dấu lặng trong một khúc nhạc. - Tìm hiểu về dấu lặng trong bản nhạc. - Đọc và nghỉ đúng độ dài dấu lặng trong một đoạn nhạc kết hợp vỗ tay. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Nghe và cảm nhận giai điệu. - GV cho HS nghe và cảm nhận giai điệu qua video clip. - GV đặt câu hỏi: Các em nhận thấy giai điệu vừa nghe các âm thanh phát ra như thế nào? Em hãy chỉ ra chỗ nào ngưng nghỉ. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án: + Giai điệu vừa nghe các âm thanh phát ra không liên tục mà có sự ngừng nghỉ. + Có 4 chỗ ngưng nghỉ ở cuối các dòng nhạc. - GV nhận xét, chưa đánh giá câu trả lời đúng hay sai của HS và dẫn dắt HS tìm hiểu tên gọi và độ dài của dấu lặng. Nhiệm vụ 2: Giới thiệu tên gọi và độ dài của dấu lặng - GV yêu cầu HS chọn một bài hát và hát liền mạch không lấy hơi, không ngưng nghỉ. https://www.youtube.com/watch?v=RxUO2pmS9S4 - GV đàm thoại với HS về sự ngưng nghỉ và tác dụng của sự ngưng nghỉ trong âm nhạc nói chung và các bài hát, bài đọc nhạc nói riêng. - GV lần lượt giới thiệu tên gọi; kí hiệu và độ dài của các dấu lặng. - GV yêu cầu HS gọi tên các hình nốt đã được học ở tiết trước, đồng thời trình chiếu slide hoặc viết lên bảng lần lượt các hình nốt có cùng tên gọi với các dấu lặng. - GV tổ chức cho nhóm HS trao đổi vẽ sự giống và khác nhau giữa dấu lặng và hình nốt cùng tên theo các ý sau: + Độ dài của dấu lặng đen và hình nốt đen có bằng nhau không? + Dấu lặng đen có vang lên âm thanh không? - GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trình bày trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Độ dài của dấu lặng đen và hình nốt đen bằng nhau. + Dấu lặng đen không vang lên âm thanh. Nhiệm vụ 3: Đọc và nghỉ đúng độ dài của dấu lặng - GV hướng dẫn HS đọc thầm khuông nhạc SGK tr.41 - GV làm mẫu: đọc các nốt trong khuông nhạc kết hợp với vỗ tay theo theo nhịp và ngưng nghỉ ở các dấu lặng.
- GV mời 1 – 2 HS nhắc lại phần làm mẫu. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV tổ chức cho HS cả lớp luyện tập đọc, vỗ tay và nghỉ đúng độ dài của dấu lặng. Hoạt động 2: Đọc nhạc – Bài số 3 a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Đọc đúng tiết tấu và cao độ của bài đọc nhạc số 3. - Biết vỗ tay hoặc gõ theo tiết tấu cho bài đọc nhạc. Nhiệm vụ 1: Đọc gam Đô trưởng - GV hướng dẫn HS đọc cao độ lần lượt theo hướng đi lên.
- GV lưu ý cho HS đọc ở tốc độ vừa phải.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong đọc mẫu trước lớp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS cách đọc (nếu chưa đúng). Nhiệm vụ 2: Gõ hoặc vỗ tay theo tiết tấu - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu tiết tấu SGK tr.41. - GV làm mẫu rõ ràng từ 2 – 3 lần để HS cho HS quan sát, lắng nghe tiết tấu. - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Khi có dấu lặng trong bài hát, bài đọc nhạc, em cần thể hiện như thế nào? + Dấu lặng đen trong bài đọc nhạc được nghỉ bằng độ dài của hình nốt nhạc nào?
|
- HS ngồi ngay ngắn, ổn định trật tự. - HS lắng nghe, quan sát lời thơ.
- HS trình bày đọc rap.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS lắng nghe giai điệu.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào phần tiếp theo.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS tham gia đàm thoại cùng GV.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS gọi tên các hình nốt.
- HS trao đổi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thầm.
- HS lắng nghe và nhận biết cách thực hành khi gặp dấu lặng trong khuông nhạc. - HS trình bày.
- HS luyện tập theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS đọc gam Đô trưởng trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát mẫu tiết tấu.
- HS quan sát GV làm mẫu.
- HS lắng nghe, suy nghĩ.
- HS luyện tập.
- HS quan sát bài đọc nhạc số 3
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác