Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Sau tiết học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tham gia trò chơi “Nối từ”, tạo tâm thế, hứng khởi cho HS chuẩn bị bước vào tiết học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nối từ”. - GV chia HS thành 4 tổ. - GV phổ biến luật chơi cho các tổ: + Tổ đầu tiên đưa ra một từ ghép gồm hai âm tiết, ví dụ “cây xanh”. + Tổ tiếp theo sẽ lấy âm tiết thứ hai làm âm tiết thứ nhất cho từ mới, ví dụ “xanh tươi”. + Cứ như vậy, các tổ nối tiếp và quay vòng, tổ nào trong 5 giây không nghĩ ra từ tiếp theo sẽ bị loại (GV sẽ đếm ngược thời gian trong 5 giây). + Tổ còn lại cuối cùng là tổ thắng cuộc. - GV mời các tổ tham gia trò chơi. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc. - GV dẫn dắt hS vào tiết học: Tiết 6: + Ôn bài hát: Chim sáo. + Nhạc cụ: Thể hiện nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH Ôn bài hát Chim sáo a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập bài hát Chim sáo theo các hình thức khác nhau, sáng tạo động tác vận động cơ thể hoặc động tác phụ họa. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành các nhóm/tổ (4 – 6 HS/nhóm). - GV cho HS luyện tập theo nhóm/tổ, sáng tạo động tác vận động cơ thể hoặc động tác phụ họa (dựa theo nội lời ca). - GV hướng dẫn HS tập luyện theo các hình thức: + Hát nối tiếp theo cặp đôi. + Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu. + Múa với gáo dừa (một điệu múa của dân tộc Khmer, sử dụng hai nửa gáo dừa gõ vào nhau theo nhịp kết hợp với động tác múa đơn giản). https://www.youtube.com/watch?v=b6nBXuzqzjY - GV mời các nhóm trình diễn bài hát trước lớp. Các nhóm khác quan sát, nhận xét phần trình diễn của nhóm bạn. - GV nhận xét phần trình diễn của từng nhóm. Khen ngợi các nhóm có phần biểu diễn tốt. C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC NHẠC CỤ: THỂ HIỆN NHẠC CỤ GÕ HOẶC NHẠC CỤ GIAI ĐIỆU Hoạt động 1: Nhạc cụ gõ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện được nhạc cụ gõ nối tiếp theo hình tiết tấu. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu/viết lên bảng hình tiết tấu. - GV chia HS cả lớp thành 8 nhóm. - GV gõ mẫu và tổ chức, hướng dẫn HS thực hành gõ hình tiết tấu. * Hình tiết tấu 1 - GV gõ riêng phần nhạc cụ trống con, sau đó thực riêng phần nhạc cụ ma-ca-rát. - GV hướng dẫn 2 HS đảm nhiệm nhạc cụ trống con, 2 HS đảm nhiệm nhạc cụ ma-ca-rát. - GV hướng dẫn từng đôi bạn tập riêng phần của mình, sau đó gõ nối tiếp. * Hình tiết tấu tiết 2 - GV thực hiện riêng phần nhạc cụ xúc xắc, sau đó gõ phần nhạc cụ trai-en-gô. - GV hướng dẫn từng đôi bạn tập riêng phần của mình, sau đó gõ nối tiếp. Khi HS gõ thành thục phần tiết tấu được giao, GV cho HS gõ kết hợp 2 hình tiết tấu. - GV cho từng nhóm lần lượt thực hiện. Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét từng nhóm và khen ngợi những nhóm thực hiện tốt. Hoạt động 2: Nhạc cụ giai điệu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cấu tạo và cách chơi một trong hai nhạc cụ giai điệu (ri-cooc-đơ hoặc kèn phím). b. Cách tiến hành GV lựa chọn dạy một trong hai nhạc cụ tùy theo điều kiện của địa phương. * Nhạc cụ ri-cooc-đơ - GV trình chiếu cho HS quan một số hình ảnh về nhạc cụ ri-cooc-đơ: - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh cấu tạo nhạc cụ ri-cooc-đơ và mô tả hình dạng, cấu tạo của sáo. + Hình dạng: Ri-cooc-đơ là một loại sáo có nguồn gốc từ nước ngoài. Trên thân sáo có các lỗ bấm. Người chơi kết hợp thổi và bấm ngón tay vào các lỗ của sáo để tạo ra âm thanh. + Cấu tạo: ● Phần đầu: Miệng sáo; cửa số (lỗ thông gió). ● Phần giữa: Các lỗ bấm ở tay trái; các lỗ bấm ở tay phải. ● Phần đuôi. - GV cho HS xem video phần trình diễn ri-cooc-đơ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Âm thanh của sáo như thế nào? + Cách thổi sáo ra sao? https://www.youtube.com/watch?v=rrhS5pvOKh0 - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Âm thanh của sáo rõ ràng, trong trẻo. - GV làm mẫu tư thế thổi sáo. - GV mời một nhóm HS thực hành tư thể thổi sáo. GV lưu ý HS vị trí đặt các ngón tay, thả lỏng, không nắm chặt, môi ngậm miệng sáo không quá sâu. - GV làm mẫu và hướng dẫn HS thổi nốt Si: + Ngón cái tay trái bấm lỗ 0, ngón trỏ tay trái bấm lỗ 1. + Bấm kín lỗ sáo. + Môi ngậm vào miệng sáo, lấy hơi và thổi nhẹ, giữ hơi và nhả ra từ từ để tiếng sáo đều. - GV gọi 1 nhóm lên thực hành thổi nốt Si. - GV sửa cho HS ngón bấm và cách thổi. - GV hướng dẫn HS thực hành thổi nốt Si theo mẫu âm. - GV mời đại diện cá nhân, cặp đôi HS thực hành thổi nốt Si theo mẫu âm. - GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có). - GV lưu ý HS về cách bảo quản: Sau khi sử dụng xong, vệ sinh đầu ống thổi và toàn bộ thân sáo. Bảo quản và giữ gìn cẩn thận. * Nhạc cụ kèn phím - GV trình cho HS quan sát một số hình ảnh về nhạc cụ kèn phím: - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh cấu tạo nhạc cụ kèn phím và mô tả hình dạng, cấu tạo của sáo. + Hình dạng: Kèn phím là nhạc cụ có nguồn gốc từ châu Âu. Kèn có ống thổi + Cấu tạo: ● Ống thổi dài. ● Ống thổi ngắn. ● Bàn phím.
|
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào tiết học.
- HS chia thành các tổ/nhóm./ - HS luyện tập theo hướng dẫn của GV.
- HS trình diễn trước lớp.
- HS quan sát. - HS chia thành các nhóm. - HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện tập theo nhóm.
- HS thực hành theo nhóm trước lớp.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát. - HS thực hành thổi sáo.
- HS quan sát.
- HS thổi nốt Si theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hành thổi nốt Si trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
------------ Còn tiếp --------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác