Soạn mới giáo án Thể dục 11 - Bóng đá cánh diều bài Chủ đề 4 Bài 2: Chiến thuật phòng thủ trong bóng đá

Soạn mới Giáo án thể dục 11-bóng đá cánh diều bài Chiến thuật phòng thủ trong bóng đá. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: CHIẾN THUẬT PHÒNG THỦ TRONG BÓNG ĐÁ

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ biết cách thực hiện các bài tập chiến thuật phòng thủ cá nhân và nhóm trong tập luyện và đấu tập.
  3. Năng lực

Năng lực chung:

  • Hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các tranh, ảnh.
  • Hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện các bài tập chiến thuật phòng thủ cá nhân và nhóm; các trò chơi vận động.
  • Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi, đấu tập và linh hoạt các phương pháp tập luyện

Năng lực giáo dục thể chất:

  • Thực hiện đúng và vận dụng được chiến thuật phòng thủ cá nhân và nhóm vào tập luyện và đấu tập.
  • Biết tự điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát, tập luyện của bản thân và tổ, nhóm; có khả năng phán đoán, xử lí các tình huống một cách linh hoạt và phối hợp được với đồng đội trong tập luyện và thi đấu môn Bóng đá; vận dụng được những kiến thức đã học vào rèn luyện, hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo đá bóng và phát triển thể lực.
  1. Phẩm chất:
  • Tự giác, tích cực trong tự học, tự rèn luyện.
  • Chủ động giữ gìn an toàn cho bản thân và đồng đội trong luyện tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Giáo dục thể chất Bóng đá 11.
  • Tranh, ảnh, video chiến thuật phòng thủ cá nhân và nhóm trong bóng đá (nếu có).
  • Sân bóng đá tiêu chuẩn (hoặc sân bằng phẳng có cầu môn).
  • Quả bóng đá số 5.
  • Còi, cờ, cọc mốc hoặc nấm thấp để phục vụ tập luyện và trò chơi.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Giáo dục thể chất Bóng đá 11.
  • Giày thể thao, quần áo thể dục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với bài học mới.

  1. Nội dung:

- GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- GV nêu câu hỏi hướng HS tập trung vào nội dung chính của tiết học.

  1. Sản phẩm:

- HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- HS liên hệ với những hiểu biết đã có về thi đấu bóng đá để trả lời câu hỏi GV nêu ra.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Khởi động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động:

+ Khởi động chung:

  • Bài tập tay không.
  • Khởi động các khớp.
  • Bài tập căng cơ.

+ Khởi động chuyên môn:

  • Chạy chạy tiến, lùi; chạy dừng nhanh; chạy đổi hướng.
  • Phối hợp chuyền bóng qua lại.
  • Di chuyển dẫn bóng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).

- GV động viên, khích lệ những tiến bộ HS so với các giờ học trước.

→ GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2 – Chiến thuật phòng thủ trong bóng đá.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chiến thuật phòng thủ cá nhân

  1. Mục tiêu: Biết được chiến thuật tấn công cá nhân.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và nêu chiến thuật phòng thủ cá nhân.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về chiến thuật phòng thủ cá nhân.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Lượng vận động

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thời gian

Số lần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng tranh, ảnh, video chiến thuật phòng thủ cá nhân (nếu có).

- GV phân tích chiến thuật phòng thủ chiếm vị trí, kèm người và tranh bóng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật.

- HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS lên thực hiện chiến thuật phòng thủ cá nhân.

- HS còn lại thực hiện tại chỗ bài tập chiến thuật phòng thủ cá nhân.

- GV nêu một số chú ý khi thực hiện chiến thuật.

- GV tổ chức cho HS tập luyện:

+ Tập các bài tập chiến thuật phòng thủ cá nhân theo các tình huống: chiếm vị trí, kèm người, tranh bóng.

+ Tập luyện các bài tập bổ trợ hoặc chơi các trò chơi có sử dụng chiến thuật phòng thủ cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kĩ thuật (không bắt buộc).

- GV nêu một số lỗi sai HS thường mắc và cách sửa:

Lỗi sai HS thường mắc

Biện pháp khắc phục

Để cho đối phương có thời gian, không gian khống chế bóng.

- GV cho HS tập động tác kèm người nhiều lần.

- GV cho HS tập phối hợp di chuyển chiếm vị trí hỗ trợ đồng đội.

Quan sát để di chuyển hỗ trợ đồng đội chậm.

Tranh bóng phạm luật trong khu vực cấm địa.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

 

 

1. Chiến thuật phòng thủ cá nhân

a) Chiếm vị trí

- Về nguyên tắc, phải chiếm vị trí có thể chặn được hướng tấn công nguy hiểm nhất vào cầu môn.

- Vị trí cơ bản nhất của cầu thủ phòng ngự là ở giữa đối phương và cầu môn.

b) Kèm người

- Theo dõi chặt chẽ cầu thủ đối phương mà mình được phân công kèm hoặc trong khu vực mình phụ trách, không để đối phương hoạt động tự do.

- Khi đối phương gần khu vực cầu môn dù có bóng bay không có bóng phải kèm chặt, buộc đối phương hoạt động tự do.

- Khi đối phương gần khu vực cầu môn dù có bóng hay không có bóng phải kèm chặt, buộc đối phương phải hoạt động xa khu vực cầu môn.

- Kèm chặt cầu thủ đối phương có khả năng tấn công cầu môn lớn nhất.

c) Tranh bóng

- Tranh bóng khi đối phương còn chưa kịp khống chế bóng hoàn toàn.

- Nên tranh bóng ở hướng có khả năng tấn công cầu môn lớn nhất.

- Sử dụng động tác giả trong tranh bóng.

- Hành động nhanh, dứt khoát.

- Tránh những hành động phạm luật, đặc biệt trong khu phạt đền (vòng cấm địa).

Hoạt động 2: Chiến thuật phòng thủ nhóm

  1. Mục tiêu: Biết được chiến thuật phòng thủ nhóm.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và nêu chiến thuật phòng thủ nhóm.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về chiến thuật phòng thủ nhóm.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Lượng vận động

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thời gian

Số lần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng tranh, ảnh, video chiến thuật phòng thủ nhóm (nếu có):

+ Bọc lót:

+ Bù chỗ cho nhau:

- GV phân tích chiến thuật phòng thủ bọc lót, bù chỗ cho nhau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật.

- HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS lên thực hiện chiến thuật phòng thủ nhóm.

- HS còn lại thực hiện tại chỗ bài tập chiến thuật phòng thủ nhóm.

- GV nêu một số chú ý khi thực hiện chiến thuật.

- GV tổ chức cho HS tập luyện:

+ Tập các bài tập chiến thuật phòng thủ nhóm theo các tình huống: bọc lót, bù chỗ cho nhau.

+ Tập luyện các bài tập bổ trợ hoặc chơi các trò chơi có sử dụng chiến thuật phòng thủ nhóm nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kĩ thuật (không bắt buộc).

- GV nêu một số lỗi sai HS thường mắc và cách sửa:

Lỗi sai HS thường mắc

Biện pháp khắc phục

Cự li giữa các đồng đội quá xa nhau khi thực hiện phòng thủ.

- GV cho HS luyện tập di chuyển giữ cự li đội hình trong phòng thủ.

- GV cho HS tập phối hợp chuyền bù chỗ theo hướng phòng thủ.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

 

 

2. Chiến thuật phòng thủ nhóm

a) Bọc lót

- Sự hỗ trợ nhau trong phòng thủ, tạo cho tuyến phòng thủ có nhiều lớp chặt chẽ gây khó khăn cho đối phương khi đột phá hoặc tổ chức phối hợp tấn công (H.1). Trong chiến thuật bọc lót, các cầu thủ di chuyển chiếm vị trí thích hợp để hỗ trợ, tiếp ứng cho nhau trong phòng thủ.

- Một số lưu ý:

+ Cần đánh giá tình huống trên sân để xác định vị trí và phương pháp hành động.

+ Cự li giữa các cầu thủ phòng thủ phải hợp lí để vừa có thể bọc lót cho nhau vừa bảo vệ được khu vực của mình.

+ Không vội tiếp ứng khi đồng đội vẫn còn khả năng theo kịp cản phá đối phương.

b) Bù chỗ cho nhau

- Thay thế vị trí để bảo vệ khu vực bị bỏ trống khi đồng đội phải rời vị trí. Hệ thống phòng ngự cũng phải di chuyển về hướng bóng để bù chỗ cho nhau. Số 5 di chuyển tới khu vực có bóng, số 4 bù chỗ cho số 5, số 3 bù cho số 4 (H.2).

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Giúp HS hình thành kĩ năng, tư duy chiến thuật trong tập luyện và đấu tập. Biết phối hợp vận dụng các kĩ thuật, chiến thuật phòng thủ đã học vào tập luyện và đấu tập.
  3. Nội dung:

- GV phổ biến nội dung, yêu cầu luyện tập kĩ thuật.

- GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập thi đấu.

- GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập phát triển thể lực.

  1. Sản phẩm học tập:

- HS thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm các bài luyện tập; bài tập thi đấu; bài tập phát triển thể lực.

- HS phát triển thể lực thông qua trò chơi vận động.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Luyện tập chiến thuật phòng thủ cá nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức luyện tập cho HS cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm.

- GV hướng dẫn các nhóm luyện tập theo từng nội dung:

Bài tập: Chiếm vị trí

+ Chuẩn bị: GV chia số HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 3 – 5 người, đứng trong khu vực giới hạn hình vuông có cạnh từ 15 – 20m. Mỗi lượt tập có hai nhóm, một nhóm có bóng (H.3).

+ Thực hiện: HS nhóm tấn công thực hiện phối hợp chuyền bóng, HS nhóm phòng thủ di chuyển đến các vị trí thuận lợi để ngăn cản đối phương tấn công hoặc hỗ trợ đồng đội phòng thủ (H.3).

Bài tập: Kèm người

+ Chuẩn bị: GV chia số HS thành hai đội A và B, đội B một người có bóng, đứng trong khu vực giới hạn hình vuông có cạnh 30m (H.4).

+ Thực hiện: HS có bóng của đội B thực hiện dẫn bóng, các đồng đội còn lại di chuyển để thoát khỏi người kèm. Đội A thực hiện di chuyển kèm các cầu thủ đội B sao cho vừa ngăn cản đối phương nhận bóng vừa kiểm soát được sự di chuyển của đối phương (H.4).

Bài tập: Tranh bóng cá nhân

+ Chuẩn bị: GV chia số HS thành hai nhóm (một nhóm tấn công và một nhóm phòng thủ), đứng trong khu vực 10 x 15m (H.5).

+ Thực hiện: Lần lượt từng HS nhóm tấn công dẫn bóng tấn công cầu môn, lần lượt HS nhóm phòng thủ thực hiện di chuyển vị trí phòng thủ và thực hiện tranh bóng (H.5).

Bài tập: Tranh bóng theo nhóm

+ Chuẩn bị: GV chia số HS thành hai nhóm (một nhóm tấn công và một nhóm phòng thủ), đứng trong khu vực vòng tròn (H.6).

+ Thực hiện: Nhóm tấn công thực hiện dẫn bóng phối hợp chuyền bóng cho nhau, nhóm phòng thủ di chuyển thực hiện tranh bóng (H.6). Nếu nhóm tấn công bị mất bóng hoặc để bóng ra khỏi khu vực vòng tròn thi trở thành nhóm phòng thủ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV phổ biến các nội dung tập luyện.

- HS tập luyện cá nhân, theo cặp, theo nhóm, người chỉ huy điều khiển tập luyện và các bạn trong nhóm góp ý, sửa chữa cho nhau. Các thành viên thay nhau điều khiển nhóm. Cả nhóm cùng thực hiện các động tác theo hiệu lệnh của người điều khiển.

- GV quan sát và kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ HS trong suốt quá trình thực hiện.

- GV chỉ ra những sai lầm và sửa chữa cho HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện cá nhân, theo cặp đôi, nhóm luyện tập trước lớp các bài tập

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét, góp ý cho bạn.

- GV gợi ý một số bài tập tương tự:

  • Bài tập di chuyển theo bám, kèm sát của đối phương trong khu vực quy định.
  • Bài tập phối hợp di chuyển tranh bóng theo nhóm 2 – 3 người trong khu vực vòng tròn quy định.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của HS qua các nội dung sau:

+ Tư thế chuẩn bị.

+ Kĩ thuật thực hiện.

- GV khích lệ, động viên HS và chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Luyện tập chiến thuật phòng thủ nhóm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức luyện tập cho HS theo cặp hoặc theo nhóm.

- GV hướng dẫn các nhóm luyện tập theo từng nội dung:

Bài tập: Bọc lót

+ Chuẩn bị: GV chia số HS thành hai nhóm (một nhóm tấn công và một nhóm phòng thủ).

+ Thực hiện: HS nhóm tấn công thực hiện di chuyển, phối hợp chuyền bóng tấn công cầu môn đối phương. HS nhóm phòng thủ quan sát, di chuyển đến vị trí bóng để bọc lót hỗ trợ cho đồng đội.

Soạn mới giáo án Thể dục 11 - Bóng đá cánh diều bài Chủ đề 4 Bài 2: Chiến thuật phòng thủ trong bóng đá

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án thể dục 11 -bóng đá cánh diều mới, soạn giáo án thể dục 11 -bóng đá cánh diều bài Chiến thuật phòng thủ trong bóng đá, giáo án thể dục 11 -bóng đá cánh diều

Soạn giáo án thể dục 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay