Soạn mới giáo án HĐTN 2 KNTT tuần 24: Tự chăm sóc và bảo vệ bản thân

Soạn mới Giáo án HĐTN 2 Kết nối tri thức bài Tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tuần 24. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHỦ ĐỀ TỰ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ BẢN THÂN

TUẦN 24

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Xem tiểu phẩm về chủ đề “Phòng chống bắt cóc trẻ em”. Nghe thầy cô giáo hướng dẫn cách phòng tránh bị bắt cóc.

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Phòng tránh bị bắt cóc

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Phòng tránh bị bắt cóc

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

- Phân biệt được cách ứng xử giữa người thân và người quen.

- Nhận diện được các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc, biết cảnh giác với người lạ để phòng tránh bị bắt cóc, rèn luyện kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích, kĩ năng ra quyết định.

- HS có thêm ý thức tự cảnh giác trước tình huống có nguy cơ bắt cóc và mạnh dạn nói lời từ chối lịch sự.

  1. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực tự học, tự chủ

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực riêng:

- Năng lực thích ứng với cảm xúc

- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động

  1. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU (Trước buổi trải nghiệm)
  2. Đối với giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 2,

- Trong lớp học bàn ghế kê thành dãy

- Lều cắm trại hoặc mảnh vải, tấm chặn tối màu (1,5m x 2m) ; bìa màu các loại đánh số; bìa màu A4; bìa tam giác hoặc chuông thật đủ cho mỗi tổ / nhóm.

- Thẻ chữ: NGƯỜI QUEN, NGƯỜI THÂN.

- Mũ nhân vật sói, mũ nhân vật cừu, chuông.

  1. Đối với học sinh

– SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có);

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 24 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Xem tiểu phẩm về chủ đề “Phòng chống bắt cóc trẻ em”.

Nghe thầy cô giáo hướng dẫn cách phòng tránh bị bắt cóc.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

- GV khối lớp 2 cần phối hợp với Ban Giám hiệu, Tổng phụ trách Đội để tổ chức lễ tổng kết các hoạt động theo chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn” như: Đố vui về an toàn giao thông, trình diễn tiểu phẩm phòng tránh bị bắt cóc.

- GV hướng dẫn cách phòng tránh bị bắt cóc.

– GV nhắc nhở HS tham gia buổi Sinh hoạt dưới cờ với ý thức nghiêm túc, thái độ nhiệt tình, cổ vũ bạn bè, anh chị em trong lễ tổng kết và ghi lại những điều cần lưu ý để đảm bảo cuộc sống an toàn sau lễ tổng kết.

- HS chào cờ

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.

- HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.

- HS tham gia lễ tổng kết các hoạt động theo chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn”

 

- HS nghe để nhi nhớ cách phòng tránh bị bắt cóc.

- HS tham gia buổi Sinh hoạt dưới cờ với ý thức nghiêm túc, thái độ nhiệt tình, cổ vũ bạn bè, anh chị em trong lễ tổng kết.

 

TUẨN 24 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

Phòng tránh bị bắt cóc

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời mỗi tổ một thành viên đóng vai “vị khách bí mật” được chui vào tấm lều du lịch đã dựng sẵn hoặc căng tấm vải dài sao cho che được hết đại diện mỗi tổ. Mỗi đại diện sẽ được cầm một tấm bìa màu khác nhau hoặc đánh số không trùng với số tổ của mình.

- GV có thể gợi ý cho HS một số câu hỏi:

+“Bạn thích màu gì?”

+“Hôm qua, tổ chức mình cùng làm việc gì?”

+ “Tên nhân vật hoạt hình bạn thích nhất?”

+ “Đồ chơi bạn yêu quý là gì?”..

- GV dẫn dắt vào chủ đề: Làm thế nào để nhận ra được đúng thành viên của tổ mình? Vừa lắng nghe giọng nói, vừa biết đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời như vậy chúng ta sẽ phân biệt được người quen – người thân – người lạ.

KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ

Mục tiêu:  Thông qua trò chơi đưa ra các tình huống giúp HS nhận diện được nguy cơ bắt cóc, cảnh giác với người lạ để phòng bị bắt cóc.

Cách tiến hành:

- GV cho mỗi tổ ngồi chụm lại theo nhóm, phát cho mỗi tổ một chiếc chuông nhỏ (hoặc dùng bìa tam giác màu vàng, mỗi tổ tự vẽ chiếc chuông vào bìa vàng của tổ mình).

- GV lần lượt đưa ra các tình huống để HS lựa chọn rung chuông hay không rung chuông.

+ Sơn đang đứng một mình ở cổng trường chờ bố mẹ đến đón thì phát hiện có người lạ theo dõi mình. Nếu em là Sơn em sẽ làm gì?

+ Trên đường đi học về, Nga gặp một người lạ cho quà và rủ đi cùng. Nếu là Nga em sẽ ứng xử như thế nào?

+ Một người lạ tươi cười hỏi rất nhiều thông tin về em;

+ Người ấy gọi riêng em ra một nơi khác, vắng vẽ để nói chuyện

- Trong quá trình GV đưa ra tình huống, GV trò chuyện với HS lí do vì sao lại chọn rung chuông? Có điều gì có thể xảy ra nếu không biết tự “Rung chuông báo động”? Bị bắt cóc, bị đưa đi xa không gặp bố mẹ, không được về nhà.

- GV đọc cho HS nghe một lần và sau đó mời HS cùng đọc với mình:

“Người quen dù tốt bụng,

Vẫn không phải người thân

Người lạ nhìn và gọi,

- Rung chuông, đừng phân vân”

- GV kết luận: Tiếng chuông báo động sẽ phát ra từ trong chính suy nghĩ bởi sự cảnh giác khi gặp người lạ khiến mình lo sợ. Khi nghe thấy tiếng chuông ấy nghĩa là em đã biết cách tự bảo vệ mình và hãy nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp từ những người lớn đáng tin cậy.

MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ (Luyện tập)

Mục tiêu: HS nhận diện và biết cách ứng xử với người thân – sát, lắng nghe và nói từ chối lịch sự.

Cách tiến hành:

- GV cùng HS thảo luận về đặc điểm của một số người thân thông qua các câu hỏi:

+ Ông (bà) nội / ông (bà) ngoại của em có vẻ ngoài thế nào?

+ Giọng nói của bác / chú / dì có điều gì đặc biệt?

- Để nhận ra NGƯỜI THÂN (thẻ chữ) rất dễ nếu biết chịu khó quan sát, lắng nghe và tìm ra những điều đặc biệt của họ.

- GV đưa ra tình huống để cùng HS thảo luận:

+ Khi em ở nhà một mình, bác hàng xóm rất thân muốn vào chơi, em có nên mở cửa không?

+ Tháng nào cô cũng đến và bố mẹ luôn nhờ em ra gửi tiền điện cho cô, cô gọi cửa em có mở cửa không? Tại sao?

+ Hôm nay bố mẹ đón muộn, cô bạn của mẹ muốn đưa em về, em có đi cùng cô ấy không? Vì sao?

- GV phát cho mỗi HS một tờ bìa màu A4, đề nghị HS đặt bàn tay mình lên tờ bìa và vẽ viễn bàn tay ấy. Sau đó, HS cắt bàn tay đã vẽ ra và ghi lên mỗi ngón tay tên của một người thân nhất sẽ trợ giúp khi em cần.

- GV đề nghị HS cùng thảo luận với bố mẹ và nghĩ ra một câu nói độc đáo làm mật khẩu

để cả nhà luôn nhận ra nhau.

 

 

 

 

- HS đóng vai “vị khách bí mật” và thảo luận.

 

 

 

 

- Các thành viên còn lại của tổ có 2 phút để thảo luận và cử một người đưa ra lần lượt 2 – 3 câu hỏi cho những “vị khách bí mật” và lắng nghe câu trả lời để tìm ra đâu là “người quen” và đâu là “người lạ.

- HS trả lời câu hỏi gợi ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ngồi chụm lại theo nhóm

 

 

 

- HS lựa chọn tình huống và thực hiện.

 

- HS sắm vai và xử lí tình huống do GV đưa ra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS dựa vào câu hỏi gợi ý để thảo luận đặc điểm của một người thân trong gia đình.

 

 

 

 

 

- HS nêu ý kiến:  Bác hàng xóm, bạn của bố mẹ hay cô thu tiền điện, bác bán nước đầu ngõ đều là những người quen em hay gặp, có thể họ rất yêu quý em nhưng hãy nhớ đó là những NGƯỜI QUEN (thẻ chữ) không phải NGƯỜI THÂN vì vậy hãy nói từ chối thật lịch sự khi ở một mình, chưa được sự đồng ý của bố mẹ nhé.

- HS vẽ bàn tay và cắt bàn tay đã vẽ ra và ghi lên mỗi ngón tay tên của một người thân nhất sẽ trợ giúp khi em cần.

 

- HS cùng thảo luận với bố mẹ và nghĩ ra một câu nói độc đáo làm mật khẩu để cả nhà luôn nhận ra nhau.

 

TUẦN 24 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Phòng tránh bị bắt cóc

--------------- Còn tiếp -----------------

Soạn mới giáo án HĐTN 2 KNTT tuần 24: Tự chăm sóc và bảo vệ bản thân

PHÍ GIÁO ÁN:

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 450k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 250k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 350k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 500k/cả năm - Powerpoint 650k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 2 KNTT mới, soạn giáo án HĐTN 2 mới KNTT bài Tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, giáo án soạn mới HĐTN 2 kết nối

Soạn mới giáo án HĐTN 2 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay