Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Giao lưu với các cô bác bậc phụ huynh về nghề nghiệp của họ
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nghề của mẹ, nghề của cha
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Nghề của mẹ, nghề của cha
- Kể được các công việc của bố mẹ hoặc người thân.
- Kế được thêm về công việc của bố mẹ và người thân. Đọc thêm để có góc nhìn vui tươi, tình cảm về các nghề nghiệp trong xã hội.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cảm xúc:
- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động:
- Phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động.
-SGK Hoạt động trải nghiệm 2,
- Trong lớp học bàn ghế kê thành dãy
– Một bộ tranh dùng để nhận biết và làm quen với các nghề nghiệp khác nhau.
– Tranh ảnh hoặc clip về các thiết bị nghề nghiệp
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có);
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 32 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Giao lưu với các cô bác phụ huynh về nghề nghiệp của họ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
- HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. - TPT/ BGH mời một số bác phụ huynh đại diện của các lớp đến giao lưu và chia sẻ với HS về nghiệp của họ. - GV cùng HS đón tiếp và HS lớp trực tuần giới thiệu các bác phụ huynh. - Lần lượt các bác phụ huynh giới thiệu về đặc điểm và ý nghĩa nghề nghiệp của họ. - GV yêu cầu HS đặc câu hỏi nếu có thắc mắc muốn giải đáp về nghề nghiệp. - GV nhắc nhở HS trật tự, ghi nhớ những đặc điểm của nghề nghiệp mà em ấn tượng nhất. | - HS chào cờ - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua. - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.
- HS toàn trường chào các khách mời. - HS lớp trực tuần giới thiệu các bác phụ huynh.
- HS lắng nghe giới thiệu nghề nghiệp và đặt câu hỏi (nếu có). |
TUẨN 32 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Nghề của mẹ, nghề của cha
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV cùng HS hát bài hát Anh phi công ơi. -GV gợi ý để HS nêu những từ nói về đặc điểm khác biệt của nghề phi công bầu trời, đôi cánh, bay cao. - GV đặt câu hỏi: Vì sao em bé muốn “mai sau em lớn em làm phi công?” Vì bầu trời rất đẹp (cầu vồng, ông trăng), máy bay rất đẹp (đôi cánh “bóng như gương soi”). - GV kết luận: Bài hát ca ngợi nghề phi công, lái máy bay. Chắc hẳn chú phi công, anh phi công cũng rất tự hào với nghề của mình. - GV đặt câu hỏi gợi mở: Theo các em, những người làm nghề khác có tự hào về nghề của mình không? KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ Mục tiêu: HS nhận biết được nghề nghiệp và công việc hằng ngày của người thân. Cách tiến hành: - GV trình chiếu những bức tranh với các hình ảnh về nghề nghiệp khác nhau để gợi ý cho HS nhận biết nghề, đồng thời nhớ lại xem bố mẹ, người thân mình có làm nghề nào trong những hình ảnh đó không. - GV cho mỗi HS nhớ lại và chia sẻ với bạn ngồi cạnh về nghề nghiệp của một người thân trong gia đình: + Giới thiệu: Bố (mẹ, cô, chú,...) tớ làm nghề + Nói những điều em biết về nghề nghiệp ấy thông qua những lời kể hằng ngày của người thân và những quan sát của em. (Ví dụ: Nghé nhà báo rất vất vả, thường phải đi xa. Bố tớ đi công tác suốt. Nhưng lại có nhiều chuyện hay để kể, còn có tên trên bài báo nữa.) - GV mời đại diện một số HS chia sẻ ý kiến trước lớp. MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ (Luyện tập) Mục tiêu: HS nhận biết được sự cần thiết của các ngành nghề trong xã hội. Cách tiến hành: - GV đưa ra mẫu câu và đề nghị HS thảo luận theo cặp để đứa ra kết thúc các câu “Nếu ... thì ... với ý nghĩa tương tự: · “Nếu không có người nông dân thi ta không có cơm ăn · “Nếu không có thầy cô giáo thì .. · “Nếu không có các bác sĩ thì ... · “Nếu không có người bán bún chả thì ... · “Nếu không có nhà thơ thì ... · “Nếu không có cô chú bộ đội thì ... · “Nếu không có bác lao công – cô chú vệ sinh môi trường – thì ...) - GV mời các cặp đôi lên biểu diến - GV kết luận: Nghề nào cũng cần thiết cho xã hội. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG (vận dụng) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Cách tiến hành: - Phỏng vấn thêm bố mẹ hoặc một người thân của em về công việc hằng ngày của họ: + Hằng ngày, bố (mẹ, cô, chú,...) thực hiện những công việc gì? + Trang phục của bố (mẹ, cô, chủ,...) có gì đặc biệt? + Bố (mẹ, cô, chú) thấy nghề của mình có khó không? Có vất vả không? Khó khăn và vất và nhất là khi nào? - GV nhận xét, tổng kết hoạt động: |
- HS cả lớp hát bài hát Anh phi công ơi. - HS nêu những từ nói về đặc điểm khác biệt của nghề phi công bầu trời, đôi cánh, bay cao. - HS trả lời những câu hỏi gợi ý để HS hình thành kiến thức.
- HS quan sát tranh và nhớ lại xem bố mẹ, người thân mình có làm nghề nào trong những hình ảnh đó không.
- HS nhớ lại và chia sẻ với bạn ngồi cạnh về nghề nghiệp của một người thân trong gia đình.
- Quan sát và lắng nghe người thân nói về nghề nghiệp của họ.
- HS thảo luận theo cặp để có câu kết thức của cấu trúc “Nếu…. thì…”
- Một số cặp lên biểu diễn.
- HS về nahf phỏng vấn bố mẹ haowjc người thân để biết thêm về công việc hằng ngày của họ qua gợi ý của GV. |
TUẦN 32 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Nghề của mẹ, nghề của cha
-------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác