Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia phát đông phong trào “Tủ sách anh em”
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Có bạn thật vui
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Có bạn thật vui
- Nhận biết được những việc làm thể hiện tình bạn.
- Biết nói những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn, lắng nghe và cổ vũ khi bạn nói.
- Biết chia sẻ thông tin và cảm xúc để bạn hiểu mình.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cảm xúc
- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động
- Phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động.
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2,
- Một góc ở sân trường.
– Bộ tranh/ thẻ rời dùng trong nội dung giáo dục về tình bạn
– Thẻ chữ LẮNG NGHE, QUAN TÂM, CHIA SẺ
- Tờ bìa hình bông hoa bằng nửa tờ A4 đủ cho mỗi HS một tờ.
- Các giấy, dây gai hoặc chỉ, tăm, kéo.
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có);
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 9 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Tham gia phát động phong trào “Tủ sách anh em”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
- HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. - GV thư viện và TPT phát động chuẩn bị các đầu sách, để chuẩn bị cho chương trình giới thiệu “Tủ sách anh em”. - GV giới thiệu Tủ sách và khuyến khích HS tích cực tham gia góp sách để tủ sách đa dạng hơn. - GV nhắc nhở HS bên dưới trật tự, chú ý lắng nghe. Sau buổi giới thiệu, HS có thể đăng kí để mượn sách đọc. - GV tổng kết hoạt động. | - HS chào cờ - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua. - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đăng kí để mượn sách đọc.
|
TUẨN 9 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Có bạn thật vui
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Thông qua trò chơi tạo sự hứng khởi, vui vẻ cho HS và kết nối các thành viên trong lớp Cách tiến hành: - GV tập trung HS ở một khoảng sân. HS đứng thành từng cặp đôi hoặc nhóm ba người – GV giải thích luật chơi và hướng dẫn HS cùng chơi. Luật chơi: Các nhóm cùng lắng nghe tiếng hô của GV. GV hô số chân như thế nào thì các nhóm (2 người hoặc 3 người) phải có chân lên, sao cho tổng số chân của cả nhóm bằng với con số trong hiệu lệnh. Lưu ý: Nếu đứng nhóm 2 người, khi GV hô: “1 chân!” thì hai bạn phải cõng nhau, người cõng còn phải có một chân lên. Nhưng cũng có thể có phương án cả hai cùng ngồi bệt xuống, giơ chân lên cao, chỉ để 1 chân của 1 người chạm xuống đất. Với nhóm 3 người thì GV không đưa hiệu lệnh đứng một chăn, tránh gây nguy hiểm cho HS khi công nhau. - GV tổ chức chơi trò chơi. - GV kết luận: Hợp tác để cùng hành động thật là vui! Bạn bè cần hợp tác với nhau để thực hiện công việc chung. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ Mục tiêu: HS biết ứng xử hợp lí với bạn trong nhiều tình huống khác nhau. Cách tiến hành: – GV mời 3 đôi bạn lên bảng để sắm vai trong các tình huống. GV cho HS sắm vai, xử lí các tình huống theo gợi ý: Tình huống 1: + Bút bạn hỏng, em ngồi cạnh biết được, em sẽ nói gì? + Bút em hỏng, bạn cho mượn, em phải nói gì? Tình huống 2: Thấy bạn mệt, em ngồi cạnh bạn, em sẽ nói gì, làm gì? Tình huống 3: Em và bạn có chuyện hiểu nhầm nhau, em sẽ nặng lời với bạn hay cách ứng xử nào khác không? – GV sẽ đặt câu hỏi để HS chia sẻ về cảm xúc của mình: + Em đã từng gặp tình huống thật như vậy chưa? + Sau khi giúp bạn, bạn cảm ơn em, em cảm thấy thế nào? - GV kết luận: Bạn bè cần quan tâm, chia sẻ với nhau, sẵn sàng hỗ trợ nhau và biết xin lỗi cảm ơn nhau. Thẻ chữ: QUAN TÂM, CHIA SẺ. MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ (Luyện tập) Mục tiêu: HS tập trung lắng nghe và biết cách bày tỏ sự cổ vũ, ủng hộ để bạn nói. Cách tiến hành: - GV mời HS ngồi vòng tròn theo nhóm, mỗi nhóm sẽ lắng nghe câu chuyện của một bạn kể. GV nhắc lại nguyên tắc Cấp độ giọng nói khi hoạt động nhóm: Vừa đủ cho các thành viên trong nhóm nghe thấy, không làm ảnh hưởng tới nhóm khác. – Sau khi hoạt động nhóm, GV cùng HS thảo luận để mỗi nhóm tìm ra ai là người biết “lắng nghe tích cực”. + Ai biết nghe không ngắt lời + Ai biết nhìn bạn chăm chút + Ai biết gật đầu có vũ, động viên bạn? + Ai biết đặt câu hỏi cho bạn khi bạn kể xong + Ai biết chia sẻ với bạn, góp ý hay đồng tình với bạn? - GV kết luận: Để bạn hiểu mÌnh và mình hiểu bạn, em hãy trở thành người biết lắng nghe tích cực. - GV mời học sinh cùng thử làm hành động cổ vũ, động viên bạn – “Uhm!”, “Hay”. Thẻ chữ: LẮNG NGHE. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG (vận dụng) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Cách tiến hành: - GV phát cho mỗi HS một tờ bìa bông hoa, sau đó ghi tên người bạn thân nhất của mình lên bông hoa ấy và đề nghị HS sau giờ học hãy tìm gặp bạn thân của mình để trò chuyện, chia sẻ. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. |
- HS đứng thành từng cặp đôi hoặc nhóm ba người. - HS lắng nghe luật chơi.
- HS tham gia trò chơi.
- 3 đôi bạn lên bảng để sắm vai trong các tình huống và xử lí để tìm cách giải quyết.
- Dựa vào các gợi ý, HS tham gia đóng vai và xử lí tình huống.
- HS chia sẻ cảm xúc của mình sau khi tham gia giải quyết các tình huống.
- HS ngồi vòng tròn theo nhóm, mỗi nhóm sẽ lắng nghe câu chuyện của một bạn kể chú ý về cấp độ giọng nói.
- HS thảo luận để tìm ra ai là người biết “lắng nghe tích cực” qua hệ thống câu hỏi: + Ai biết nghe không ngắt lời + Ai biết nhìn bạn chăm chút + Ai biết gật đầu có vũ, động viên bạn? + Ai biết đặt câu hỏi cho bạn khi bạn kể xong + Ai biết chia sẻ với bạn, góp ý hay đồng tình với bạn?
- HS nhận một tờ bìa bông hoa, sau đó ghi tên người bạn thân nhất của mình lên bông hoa ấy - Sau giờ học, HS hãy tìm gặp bạn thân của mình để trò chuyện, chia sẻ. |
TUẦN 9 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Có bạn thật vui
-------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác