Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ:
Tham gia hoạt động kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ 19-5
Nghe câu chuyện về những công việc Bác Hồ đã trải qua trong thời gian tìm đường cứu nước.
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Lao động an toàn
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Lao động an toàn
- HS biết sử dụng được một số dụng cụ lao động một cách an toàn.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cảm xúc
- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động
- Phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động.
-SGK Hoạt động trải nghiệm 2,
- Trong lớp học bàn ghế kê thành dãy
– Bộ dụng cụ làm vệ sinh trường học. Bộ dụng cụ chăm sóc hoa, cây trồng thông thường
- Tranh ảnh về các dụng cụ lao động hoặc một số dụng cụ lao động thật, có kích thước phù hợp với HS: dao nhỏ, kéo, kim chỉ, giẻ lau, chồi cán dài, xô và cây lau nhà, cái bào rau củ.
- Các dụng cụ phù hợp với hoạt động
– Khăn lau, giẻ lau, khẩu trang, găng tay nhựa để lau bụi giá sách, kệ sách ở thư viện.
- Dụng cụ xới đất, xẻng, găng tay khẩu trang, kéo, bình tưới nước,... để làm việc ở vườn trường.
– Rổ, rá, dao không quá sắc,... để làm việc ở bếp.
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có);
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 34 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Tham gia hoạt động kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ 19-5
Nghe câu chuyện về những công việc Bác Hồ đã trải qua trong thời gian tìm đường cứu nước.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
- HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. - GV nhắc nhở HS giữ trật tự, chú ý theo dõi và tham gia tích cực các hoạt động kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ. - GV kể câu chuyện về những công việc Bác Hồ đã trải qua trong thời gian tìm đường cứu nước. - GV yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung mà mình ấn tượng nhất để chia sẻ với bạn và gia đình. | - HS chào cờ - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua. - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới. - HS giữ trật tự, chú ý theo dõi và tham gia tích cực các hoạt động kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ.
|
TUẨN 34 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Lao động an toàn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo niềm vui và chú ý của HS với nội dung trải nghiệm. Tạo sự liên tưởng đến các hành động khi sử dụng dụng cụ lao động của HS. Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS: - HS chơi Oẳn tù tì theo cặp đôi, sử dụng các từ kéo, búa, giấy mỗi khi xoè tay. – HS có thể sáng tạo ra các dụng cụ lao động khác bằng động tác bàn tay của mình. Ví dụ: – HS dùng tay mô phỏng hành động đang sử dụng dụng cụ lao động và bạn cùng cặp phải đoán tên dụng cụ lao động đó - GV giới thiệu nội dung trải nghiệm – nói về dụng cụ lao động. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ Mục tiêu: HS biết gọi tên dụng cụ lao động, nếu tác dụng của dụng cụ lao động, những nguy hiểm khi sử dụng, cách sử dụng và cất giữ an toàn. Cách tiến hành: - GV giao cho mỗi tổ HS một dụng cụ lao động. Nhóm HS quan sát, vẽ lại vào tờ giấy A3, trên đó ghi tên dụng cụ lao động, công dụng của dụng cụ lao động, dùng một từ nói lên sự nguy hiểm khi sử dụng dụng cụ lao động, cách sử dụng và cất giữ an toàn. Ví dụ: Kim chỉ. + Vẽ chiếc kim khâu và cuộn chỉ. + Công dụng khâu quần áo,... + Nguy hiểm: viết từ sắc nhọn. + Cách dùng an toàn: Kim luôn đi cùng chỉ. Khi dùng kim, ngồi một chỗ, không chạy không đi lại. + Cách cất giữ: Vẽ miếng gối ghim kim hoặc cài kim vào cuộn chỉ, vẽ chiếc hộp kín. Tương tự như thế với các dụng cụ khác – Các tổ, nhóm trưng bày hình ảnh của mình về dụng cụ lao động và thuyết trình về cách sử dụng an toàn, cách cất giữ. Các bạn nhóm khác, tổ khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV kết luận: Cần học 1 sử dụng an toàn các dụng cụ lao động, cũng như cách cất giữ đúng chỗ để bảo vệ bản thân và người khác. MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ (Luyện tập) Mục tiêu: HS có kĩ năng sử dụng dụng cụ lao động đúng và an toàn. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn sử dụng một trong những dụng cụ lao động được nhắc đến ở HĐ trước dao nhỏ, kéo, kim chỉ, giẻ lau, chồi cán dài, xô và cây lau nhà, cái bào rau củ. - Hướng dẫn cách cầm, cách đặt các ngón tay để thao tác thái / cắt / gọt / khẩu / lau / quét,... an toàn. – Có thể sử dụng các sản phẩm do HS làm ra để trang trí và thưởng thức sau hoạt động. Kết luận: Nhắc lại các bí kíp sử dụng an toàn của các dụng cụ lao động vừa hướng dẫn cho HS.
CAM KẾT HÀNH ĐỘNG (vận dụng) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Cách tiến hành: - GV gợi ý HS về nhà nhờ bố mẹ chỉ rõ những dụng cụ lao động nào có trong gia đình mà em chưa được phép sử dụng. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. - GV hướng dẫn HS tự đánh giá sau chủ đề theo nội dung phần Tự đánh giá SGK trang 87: Vẽ cây Trải nghiệm vào vở và tự đánh giá, sau đó dán hoa vào cây Trải nghiệm. |
- HS chơi Oẳn tù tì theo cặp đôi, sử dụng các từ kéo, búa, giấy mỗi khi xoè tay. – HS có thể sáng tạo ra các dụng cụ lao động khác bằng động tác bàn tay của mình.
- HS nhận một dụng cụ lao động. - HS quan sát, vẽ lại vào tờ giấy A3, trên đó ghi tên dụng cụ lao động, công dụng của dụng cụ lao động, dùng một từ nói lên sự nguy hiểm khi sử dụng dụng cụ lao động, cách sử dụng và cất giữ an toàn.
- Các nhóm trưng bày hình ảnh của mình về dụng cụ lao động và thuyết trình về cách sử dụng an toàn, cách cất giữ. - Các bạn nhóm khác, tổ khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS sử dụng một trong những dụng cụ lao động.
- HS biết cách cầm, cách đặt các ngón tay để thao tác thái / cắt / gọt / khẩu / lau / quét,... an toàn. - HS thực hành theo nhóm: thực hành từng thao tác theo hướng dẫn của thầy cô (nếu dùng dao, có thể cho HS cắt rau củ quả luộc để làm sa-lat, sau đó thưởng thức cùng các bạn). - HS thực hành lau dọn, cất dụng cụ lao động sau khi làm việc.
- HS về nhà nhờ bố mẹ chỉ rõ những dụng cụ lao động nào có trong gia đình mà em chưa được phép sử dụng.
- HS tự đánh giá sau chủ đề. |
TUẦN 34 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Lao động an toàn
---------------- Còn tiếp ---------------
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí