Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham dự phát động phong trào “Khéo tay hay làm”
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Luyện tay cho khéo
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Luyện tay cho khéo
- Tự làm được một món đồ thủ công.
- HS chia sẻ niềm vui khi thực hiện nhiều việc từ đôi bàn tay khéo léo.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cảm xúc.
- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động.
- Phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động.
- Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận của mình khi làm việc.
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2,
- Trong lớp học, bàn ghế kê thành dãy.
- Các nguyên vật liệu và dụng cụ để làm đồ thủ công (kéo, keo dán, băng dính, lá cây khô, lõi giấy, vải, giấy màu, cúc áo...).
- Thẻ chữ: KHÉO LÉO, CẨN THẬN.
- Hạt đỗ, hạt gạo và các vật liệu khác; Tấm bìa cứng có in hình đơn giản.
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có);
- Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 3 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Tham dự phát động phong trào “Khéo tay hay làm”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
- HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. - GV tổ chức cho HS tham gia phong trào “Khéo tay hay làm”theo kế hoạch của nhà trường. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các bạn HS đã đăng kí tham gia hoạt động - GV nhắc nhở HS cần có thái độ nghiêm túc, tập trung và biết cách động viên các bạn, anh chị đã tích cực tham gia chia sẻ kĩ năng chăm sóc và phục vụ bản thân và trình diễn kĩ năng “Khéo tay hay làm” - GV yêu cầu HS nêu một điều em ấn tượng nhất sau hoạt động và chia sẻ với người thân của mình. | - HS chào cờ - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua. - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới. - HS tham gia phong trào “Khéo tay hay làm”
- HS có thái độ nghiêm túc, tập trung và biết cách động viên các bạn.
- HS nêu một điều em ấn tượng nhất sau hoạt động và chia sẻ. |
TUẨN 3 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Luyện tay cho khéo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui vẻ cho HS, đồng thời dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề: nói về đôi bàn tay khéo léo. Cách tiến hành: - GV mời cả lớp cùng nghĩ xem đôi bàn tay có thể làm những việc nào trong cuộc sống hằng ngày. - GV dẫn dắt vào chủ đề bằng cách thực hiện một hành động bằng đôi tay để HS đoán đó là gì: + GV hỏi HS: Theo các em, cô vừa thể hiện điều gì? + GV đưa ra các từ khoá để HS sáng tạo và thực hiện hành động bằng đôi tay để thế hiện nội dung từ khoá đó như: lời khen “Tuyệt vời!”, sóng biển, mặt nạ, gọi điện thoại, ngôi nhà, lá cây, gió, mưa, tình yêu thương, - GV kết luận: Bàn tay cũng biết nói vì nó có thể gửi đến những thông điệp thú vị ý nghĩa nếu ta biết cách sử dụng chúng thật mền mại, linh hoạt, khéo léo. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ Mục tiêu: HS tự đánh giá được sự khéo léo, cẩn thận của đôi bàn tay qua một hoạt động cụ thể. Từ đó phát hiện ra những việc mình đã làm được, làm tốt, những việc cần luyện tập thêm. Cách tiến hành: - GV đề nghị HS quan sát và lựa chọn những nguyên liêu, dụng cụ để thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn HS thực hiện và lưu ý việc sử dụng các nguyên liệu dụng cụ. - GV đặt các câu hỏi gợi ý như: Khi sử dụng kéo, có được đi lại không? Làm thế nào để những chiếc lá không bị tuột khỏi dây khi xâu? Dây giày có phải có duy nhất một cách xấu? - GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện. - GV cùng HS đánh giá sản phẩm của mỗi tổ. GV hỏi HS: Theo những sản phẩm đẹp, chúng ta cần điều gì? - GV Kết luận: Bàn tay thật kì diệu, bàn tay có thể giúp ta làm mọi việc, tạo ra các sản phẩm. Để làm được nhiều việc hơn, luôn cần luyện tay khéo léo. GV đưa thẻ chữ: KHÉO LÉO, CẨN THẬN. MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ (Luyện tập) Mục tiêu: HS tìm các nguyên liệu, dụng cụ có thể dùng để làm ra những sản phẩm sáng tạo. Cách tiến hành: - GV phát cho mỗi tố một tờ giấy A1, bút màu, HS sẽ cùng thảo luận và viết tên các nguyên liệu, dụng cụ mà các em có thể dùng để làm các sản phẩm sáng tạo. - GV gợi ý HS bằng một số cách sau: + HS quan sát lại các dụng cụ, nguyên liệu đã sử dụng ở hoạt động trước. + GV cho HS quan sát một sản phẩm sáng tạo bằng đôi tay (ví dụ: một con cú vải nhồi bông) để HS quan sát và thử đoán xem, cần các dụng cụ, nguyên liệu nào. + HS nhớ lại các sản phẩm mình đã từng làm và kể tên các dụng cụ, nguyên liệu đã dùng. - GV mới HS các tổ cùng trình bày kết quả thảo luận, khen tặng tổ kể được nhiều dụng cụ, nguyên liệu nhất. - GV Kết luận: Với bàn tay khéo léo và sự sáng tạo, chúng ta có thể làm được nhiều việc, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG (vận dụng) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Cách tiến hành: - GV gợi ý hướng dẫn HS về nhà cùng bố, mẹ hoặc người thân chơi trò chơi “Xiếc bóng” - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. |
- HS nghĩ xem đôi bàn tay có thể làm những việc nào trong cuộc sống hằng ngày. - HS đoán bằng cách trả lời câu hỏi.
- HS sáng tạo và thực hiện hành động bằng đôi tay để thế hiện nội dung từ khoá đó.
- HS quan sát và lựa chọn những nguyên liêu, dụng cụ để thực hiện nhiệm vụ. - HS thực hiện nhiệm vụ
- Dựa vào câu hỏi gợi ý trả lời và thực hiện nhiệm vụ.
- HS bình chọn và đánh giá sản phẩm của các tổ.
- HS thảo luận và viết tên các nguyên liệu, dụng cụ mà các em có thể dùng để làm các sản phẩm sáng tạo.
- HS dựa vào gợi ý của GV để thực hiện nhiệm vụ.
- HS các tổ cùng trình bày kết quả thảo luận.
- HS về nhà thực hiện nhiệm vụ.
|
TUẦN 3 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Luyện tay cho khéo
-------------- Còn tiếp --------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác