Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hát, đọc thơ về nghề nghiệp
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nghề nào tính nấy
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Nghề nào tính nấy
- Nêu được một số đức tính của bố, mẹ, người thân liên quan đến nghề nghiệp của họ.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cảm xúc
- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động
- Phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động.
-SGK Hoạt động trải nghiệm 2,
- Trong lớp học bàn ghế kê thành dãy
- Một bộ tranh dùng để nhận biết và làm quen với các nghề nghiệp khác nhau.
- Quy trình may áo được vẽ trước lên từ A0 (theo hình sơ đồ tư duy, chiếc áo ở giữa, xung quanh là các nhánh: Vải, kéo cắt, kim chỉ, thước kẻ...); thẻ chữ: THỢ LÀNH NGHỀ.
- Bìa màu để gấp máy bay hoặc con thuyền giấy – đủ cho mỗi HS một chiếc.
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có);
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 33 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Hát, đọc thơ về nghề nghiệp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
- HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. - GV tổ chức cho HS tham gia Hội diễn văn nghệ về nghề nghiệp theo kế hoạch của nhà trường. - GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý và nêu được ít nhất một điều ấn tượng về các hoạt động trong chương trình; chia sẻ điều đó với bạn bè và gia đình. Nếu lớp có tiết mục biểu diễn tại Hội diễn văn nghệ thì GV hỗ trợ HS trong quá trình các em di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong. - Gv tổng kết hoạt động. | - HS chào cờ - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua. - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới. - HS tham gia Hội diễn văn nghệ về nghề nghiệp.
- HS nghiêm túc và cổ vũ các bạn. |
TUẨN 33 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Nghề nào tính nấy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: HS biết cách quan sát, nhận biết một số nghề nghiệp thông qua những nét đặc trưng của nghề ấy. Cách tiến hành: - GV mời mỗi tổ cử một HS lên bốc thăm. Ở mỗi tờ thăm có ghi tên một nghề nghiệp: bác sĩ, chú hế, bộ đội, giáo viên... HS có nhiệm vụ dùng lời miêu tả về công việc, đặc điểm của người làm nghề ấy nhưng không được nhắc đến tên nghề nghiệp hoặc bất kì từ nào có trong tờ thăm của mình. Các thành viên còn lại của tổ có nhiệm vụ đoán tên nghề nghiệp mà bạn mình nhắc tới. - Trong quá trình HS chơi, nếu HS gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý, GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS trả lời: + Nghề nghiệp đó mặc trang phục đặc trưng gì? + Những người làm nghề này thường là những người có tính cách thế nào? - GV mời các tổ lên chia sẻ trước lớp. - GV kết luận: Mỗi một nghề nghiệp sẽ có những nét đặc trưng riêng, những nét riêng ấy phần công việc nào được thể hiện qua tính cách của người làm công việc đó. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ Mục tiêu: HS tự hào về đức tính của người thân liên quan đến nghề nghiệp. Cách tiến hành: - GV cho HS chia sẻ theo nhóm. Gợi ý để HS nhớ lại và chia sẻ cùng các bạn về nghề nghiệp của bố mẹ và những đức tính giúp bố mẹ làm tốt công việc của mình. – GV đặt câu hỏi gợi ý: + Theo em, trong công việc bố mẹ em là người như thế nào? + Em quan sát thấy bố, mẹ cần có thói quen nào, hay những làm việc gì để hoàn thành công việc của mình? - GV yêu cầu đại diện HS các nhóm chia sẻ trước lớp. MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ (Luyện tập) Mục tiêu: Nhấn mạnh những đức tính tốt đẹp liên quan đến nghề nghiệp. Cách tiến hành: - GV đề nghị HS viết vào mẩu giấy cắt hình bông hoa một từ nói về đức tính của người thân mà em muốn học tập. (Ví dụ: chăm chỉ, cẩn thận, cần cù, đúng giờ, có trách nhiệm, trung thực, cẩn thận, vui tính, mạnh mẽ, kỉ luật, yêu nghế,...) Đây là bài tập cá nhân - các từ khoá HS lựa chọn được phép trùng nhau. - GV kết luận: Mỗi nghề đều có đức tính khác biệt nhưng vẫn có điểm chung là yêu nghề của mình, có trách nhiệm, cần cù. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG (vận dụng) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Cách tiến hành: - GV đề nghị HS về nhà hỏi thêm bố mẹ về những đức tính cần thiết đối với nghề của họ. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động: |
- HS trong lên bốc thăm. - HS có nhiệm vụ dùng lời miêu tả về công việc, đặc điểm của người làm nghề ấy nhưng không được nhắc đến tên nghề nghiệp hoặc bất kì từ nào có trong tờ thăm của mình. Các thành viên còn lại của tổ có nhiệm vụ đoán tên nghề nghiệp mà bạn mình nhắc tới.
- HS có thể dựa vào một số câu hỏi gợi ý của GV để diễn tả về nghề nghiệp đó. (Bác sĩ: Áo trắng, đeo ống nghe... Diễn viên xiếc, Chú hề: Chiếc mũi đỏ, quần áo nhiều màu sắc; Chú bộ đội kỉ luật, dũng cảm...) - HS các nhóm lên tham gia biểu diễn.
- HS chia sẻ theo nhóm, nhớ lại và chia sẻ cùng các bạn về nghề nghiệp của bố mẹ và những đức tính giúp bố mẹ làm tốt công việc của mình.
- HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS viết vào mẩu giấy cắt hình bông hoa một từ nói về đức tính của người thân mà em muốn học tập.
– Các HS dán bông hoa của mình lên góc NGHỀ NGHIỆP.
- HS về nhà hỏi thêm bố mẹ về những đức tính cần thiết đối với nghề của họ. |
TUẦN 33 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Nghề nào tính nấy
--------------- Còn tiếp ---------------
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí