Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia lễ khai giảng năm học mới
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hình ảnh của em
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Hình ảnh của em
- Nhận diện được hình ảnh của bản thân.
- Quan tâm và thể hiện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cảm xúc
- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động
- Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận của bản thân qua sản phẩm tự làm.
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2,
- Trong lớp học, bàn ghế kế thành dãy
- Một tấm gương nhỏ.
- Thẻ chữ: THÂN THIỆN, VUI VẺ.
- Dây treo ảnh hoặc tấm bài gắn ảnh cho các tổ; máy ảnh hoặc điện thoại có thể chụp ảnh.
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có);
- Đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 1 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Tham gia lễ khai giảng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
- GV tổ chức cho HS tham gia Lễ khai giảng theo kế hoạch của nhà trường. - GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý và nêu được ít nhất một điều ấn tượng về các hoạt động trong buổi lễ khai giảng năm học mới, chia sẻ điều đó với bạn bè và gia đình. - GV cho đội văn nghệ của lớp chuẩn bị biểu diễn tiết mục văn nghệ chào mừng các em HS lớp 1 như đã luyện tập trước đó. - GV hỗ trợ HS trong quá trình di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong - GV nhắc nhở những HS nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh. | - HS tham gia lễ khai giảng
- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.
- HS về chia sẻ với người thân về ấn tượng buổi khai giảng - Đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn
- Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp cổ vũ nhiệt tình. - HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc. |
TUẨN 1 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Hình ảnh của em
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: Máy ảnh thân thiện. Phổ biến luật chơi: GV mời HS chơi theo cặp đôi ngồi cùng bàn. Mỗi bạn sửa soạn quần áo, đầu tóc để bạn bên cạnh làm động tác chụp ảnh mình bằng cách đặt ngón tay trỏ và ngón tay cái ghép vào nhau thành hình vuông mô phỏng chiếc máy ảnh. Mỗi lần chụp, HS hộ: “Chuẩn bị Cười Xoạch!". - GV yêu cầu HS theo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: + GV hỏi “nhiếp ảnh gia”: Khi em chụp ảnh cho bạn, bạn đã làm gì? Vì sao em lại nhắc bạn cười? Theo em, nếu có ảnh thật thì tầm ảnh ấy thế nào? + GV hỏi “người mẫu ảnh": Khi được chụp ảnh, em muốn gương mặt mình thế nào? - GV dẫn dắt vào chủ đề: Hình ảnh tươi vui, thân thiện của mình là hình ảnh chúng ta luôn muốn lưu lại. KHÁM PHÁ Mục tiêu: HS đánh giá lại hình ảnh mình thể hiện hằng ngày là vui vẻ hay rầu rĩ, thân thiện hay cau có... để từ đó muốn thực hành thay đổi hình ảnh của chính mình cho vui vẻ, thân thiện hơn. Cách tiến hành: – GV đề nghị HS cùng nhớ lại hình ảnh mình hằng ngày bằng những câu hỏi: + Ra đường, khi gặp hàng xóm, bạn bè, em mỉm cười hay... nhăn mặt? Em chào hỏi vồn vã hay vội vàng bỏ đi? + Em thử hỏi bạn bên cạnh xem, bình thường em cười nhiều hơn hay nhăn mặt nhiều hơn? Ở bên em, bạn có thấy vui vẻ không? + Theo các em, người vui vẻ là người thế nào, thường hay làm gì? + Theo các em, người thân thiện là người thường hay làm gì?
- GV đề nghị cả lớp vẽ vào một tờ giấy hoặc một tấm bia bí mật: Nếu bạn nào thấy mình đã là người vui vẻ, thân thiện, hãy vẽ hình mặt cười. Nếu bạn nào thấy mình chưa vui vẻ, thân thiện lắm, muốn thay đổi hình ảnh của minh trong mắt mọi người, hãy vẽ hình dấu cộng +. Sau đó, GV đưa ra một chiếc hộp to dễ HS đặt những tờ giấy đã được gấp vào đó cùng lời hứa thầy cô sẽ giữ bí mật cho HS. - GV kết luận: Nếu muốn trở thành người vui vẻ và thân thiện, chúng ta có thể thử thay đổi bản thân mình. GV đưa ra thẻ chữ THÂN THIỆN, VUI VẺ. MỞ RỘNG – TỔNG KẾT (Luyện tập) Mục tiêu: Cùng đưa ra các “bí kíp” để trở thành người tươi vui, thân thiện và thực hiện. Cách tiến hành: - GV mời 2 HS lên thể hiện tình huống trước lớp. GV đề nghị HS cho lời khuyên: đóng góp các “bí kíp” để bạn A thể hiện là người thân thiện, vui vẻ đối với bạn B. - GV đặt câu hỏi gợi ý: Mắt nhìn vào đâu? Cười hay cau mày? Nên chào thế nào hay lờ đi? Muốn thể hiện sự thân thiện hơn nếu đã thân quen thì có thể làm gì? - GV mời các HS thể hiện sự thân thiện, vui tươi với một người bạn hoặc một nhóm bạn trong lớp. – GV mời HS cùng đọc theo: “Mắt nhìn nhau và nở nụ cười – Gặp – Chào hỏi tươi vui - hoặc Khoác vai thân thiện,... và đề nghị HS bổ sung thêm và cùng đọc tiếp. GV nương theo câu trả lời của HS để đọc. - GV có thể cho HS nhìn vào tấm gương đã chuẩn bị sẵn để HS lần lượt ngắm mình trong gương xem mình có vui tươi hay không. - GV kết luận: Mỗi chúng ta đều có thể rèn luyện để trở thành người vui vẻ, thân thiện với mọi người. Điều đó cũng không quá khó. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG (vận dụng) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Cách tiến hành: - GV gợi ý HS về nhà cùng bố mẹ ngắm lại những cuốn album ảnh gia đình để tìm những hình ảnh vui vẻ của mình, của cả nhà. - GV đề nghị HS mượn bố mẹ một tấm ảnh mà em thích nhất mang đến lớp tham gia triển lãm ảnh vui có tên “Hi hi, ha ha.” GV gợi ý tìm những tấm ảnh nào mà nhìn vào, mọi người đều thấy hình ảnh tươi vui của mình và muốn cười theo. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. |
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS tích cực tham gia trò chơi. HS khác cổ vũ, động viên.
- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.
- HS trình bày kết quả.
- HS nhớ lại hình ảnh của mình bằng cách trả lời các câu hỏi. + Ra đường, khi gặp hàng xóm, bạn bè, em mỉm cười. + Em thử hỏi bạn bên cạnh xem, bình thường em cười nhiều hơn. + Theo em, người vui vẻ: mỉm cười, cười thoải mái, hay kể chuyện vui, không buồn bực lâu dù gặp chuyện không vui, hay hát,... + Theo em, người thân thiện là người hay chào hỏi mọi người, hay trò chuyện, hay khen ngợi hoặc an ủi mọi người, sẵn sàng giúp đỡ mọi người,... - HS vẽ và tấm bìa và đưa cho GV.
- HS lên thể hiện tình huống trước lớp
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS thể hiện sự thân thiện, vui tươi với một người bạn trong lớp.
- HS cùng đọc và tìm thêm các câu khác đọc thể hiện sự thân thiện: “Tay bắt và mặt mừng – Hỏi thăm bao nhiêu chuyện,...
- HS lần lượt ngắm mình trong gương xem mình có vui tươi hay không.
- HS về nhà cùng bố mẹ ngắm lại những cuốn album ảnh gia đình để tìm những hình ảnh vui vẻ của mình, của cả nhà. - HS mượn bố mẹ một tấm ảnh mà em thích nhất mang đến lớp tham gia triển lãm ảnh vui có tên “Hi hi, ha ha.”
|
TUẦN 1 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Hình ảnh của em
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động tổng kết tuần - GV yêu cầu cán bộ lớp tổng kết thi đua các tổ trong tuần học vừa qua. - GV tổng kết thi đua tuần học và phổ biến kế hoạch tuần mới. Hoạt động: Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm Triển lãm tranh, ảnh theo tổ Mục đích: HS chia sẻ thu hoạch của mình sau lần trải nghiệm trước. Cách thực hiện: - GV yêu cầu mỗi tổ chọn một góc lớp hoặc góc sân trường để trưng bày những hình ảnh vui vẻ của mình. HS có thể dùng dây gai và những chiếc cặp quần áo để cặp ảnh lên, có thể dán nhẹ bằng băng dính vào những tấm bia lớn,... - GV đề nghị từng HS kể cho các bạn trong tổ nghe về tấm ảnh: Được chụp lúc nào? Liên quan đến những kỉ niệm gì? Vì sao em lại chọn tấm ảnh này để tham dự triển lãm. - GV kết luận: GV tập hợp cả lớp lại nhưng cho đứng theo tổ để cả lớp cảm nhận niềm vui mà mình vừa chia sẽ cho nhau. Chụp tấm ảnh làm kỉ niệm theo tổ Mục đích: Tạo cảm xúc thân thiện, vui vẻ giữa các thành viên trong lớp, xây dựng tinh thần đoàn kết và lưu giữ lại kỉ niệm cho HS. Cách thực hiện: - GV sắp xếp để HS đứng thành hàng từ thấp đến cao: hàng đầu ngồi, hàng sau quý, hàng trên đứng. GV có thể chọn bậc thêm để HS đứng chụp. GV đề nghị mỗi lần chụp, HS cũng làm một động tác giống nhau lần sau cùng chun mỗi HS làm một động tác độc đáo của riêng mình. - GV kết luận: với sự vui tươi, thân thiện này, lớp chúng ta sẽ rất đoàn kết và thương yêu nhau. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG - GV khái quát lại các “bí kíp” để trở thành người vui vẻ, thân thiện theo lời thơ, vừa đọc vừa làm động tác: · Mắt nhìn ấm áp (đưa hai tay thành hai mắt tròn xoe) · Miệng nở nụ cười (dùng hai tay tạo thành miệng cười) · Khoác vai thân thiện (khoác vai nhau) · Nói lời vui vui (tạo bàn tay như miệng nói và cười xoà. - GV hỏi cả lớp xem bạn nào nghĩ rằng mình có thể trở thành người vui vẻ, thân thiện. - GV hỏi xem có bạn nào còn băn khoăn điều gì không và giải đáp những bản khoản đó (nếu có). - GV đề nghị HS tự đánh giá mình theo những câu hỏi trong SGK và vẽ vào cuốn số thu hoạch vật báu mình được nhận. | - Cán bộ lớp tổng kết thi đua các tổ trong tuần học vừa qua.
- Mỗi tổ chọn một góc lớp hoặc góc sân trường để trưng bày những hình ảnh vui vẻ của mình. HS có thể dùng dây gai và những chiếc cặp quần áo để cặp ảnh lên, có thể dán nhẹ bằng băng dính vào những tấm bia lớn,... - HS kể cho các bạn trong tổ nghe về tấm ảnh đã chuẩn bị.
- HS đứng thành hàng từ thấp đến cao.
- Khi chụp, HS cũng làm một động tác giống nhau lần sau cùng chun mỗi HS làm một động tác độc đáo của riêng mình.
- HS cùng nhớ lại và thực hiện các “bí kíp” để trở thành người vui vẻ, thân thiện.
- HS giơ tay phát biểu.
- HS tự đánh giá mình theo những câu hỏi trong SGK và vẽ vào cuốn số thu hoạch vật báu mình được nhận. |
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí