Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau chủ đề này, HS sẽ:
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - HS tổng kết lại thành tích trong năm học vừa hoa; tìm hiểu về truyền thống của nhà trường. - HS nắm rõ nội quy của năm học mới. - HS chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước khi vào năm học mới b. Cách tiến hành - GV chuẩn bị cho HS tham gia các hoạt động “Chào mừng năm học mới”. + Tập văn nghệ: Chuẩn bị các tiết mục múa, hát, đóng kịch với chủ đề liên quan đến Thầy cô, bạn bè và mái trường. + Tập nghi thức. + Sắp xếp ghế ngồi trên sân trường phù hợp với tình hình của từng trường. - GV động viên HS tham gia biểu diễn và cổ vũ các tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng. - GV nhắc nhở HS tuân thủ nề nếp khi tham gia hoạt động tập thể. - GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ điều em ấn tượng nhất về các hoạt động trong chương trình. - Sau khi khai giảng xong, GV tập trung HS vào lớp của mình để phổ biến về nội quy, thời khóa biểu mới,… |
- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.
- HS chăm chủ xem các tiết mục biểu diễn.
- HS chia sẻ cảm nhận của mình.
- HS di chuyển vào lớp theo hàng, ngồi đúng vị trí và lắng nghe nội quy, thời khóa biểu,… |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Tôi tự hào! - GV phổ biến luật chơi: Quản trò hô “Tôi tự hào! Tôi tự hào!”, cả lớp trả lời: “Tự hào về điều gì?”. Quản trò sẽ đưa ra yêu cầu: “Tự hào vì…” và cả lớp thể hiện yêu cầu của quản trò bằng hành động, trò chơi tiếp tục theo lệnh của quản trò. - GV lấy ví dụ để HS hiểu rõ luật chơi: + Quản trò hô “Tự hào vì nụ cười xinh” → cả lớp nở nụ cười. + Quản trò hô “Tự hào vì là người tự tin” → cả lớp đứng thẳng vai, mắt nhìn vào người đối diện. - GV nhận xét, tổng kết trò chơi. - GV tổ chức cho HS chia sẻ: Sau khi chơi xong, em đã thấy được những đặc điểm đáng tự hào của bản thân chưa? Đó là đặc điểm gì? - GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài học: Trò chơi giúp em nhận biết được những đặc điểm đáng tự hào của bản thân. Những đặc điểm đó thể hiện và biểu hiện thế nào ở mỗi cá nhân , chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Chủ đề 1 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Đặc điểm đáng tự hào của bản thân. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chia sẻ đặc điểm đáng tự hào của bản thân. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự tin chia sẻ những đặc điểm đáng tự hào của bản thân. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Giới thiệu một số thông tin mô tả đặc điểm đáng tự hào của bản thân trong nhóm. - GV làm mẫu giới thiệu một số đặc điểm đáng tự hào của bản thân. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (4 HS): Một bạn sẽ đóng vai phóng viên và đi phỏng vấn các bạn trong nhóm mình: Bạn tự hào về những điểm gì của bản thân? - GV gợi ý cho HS trả lời: + Về gương mặt: + Về mái tóc: + Về tính cách: + Về năng khiếu: - GV tổ chức cho HS giới thiệu các đặc điểm đáng tự hào của bản thân theo nhóm. Nhiệm vụ 2: Trao đổi về những đặc điểm đáng tự hào của em và các bạn. - GV yêu cầu HS nhận xét về những đặc điểm tự hào của các bạn. - GV có thể chuẩn bị bảng phụ về những đặc điểm đáng tự hào.
- GV chia lớp thành 2 đội, xếp thành 2 hàng dọc và thực hiện nhiệm vụ: Lần lượt từng bạn của 2 nhóm sẽ lên ghi vào bảng những đặc điểm mà mình tự hào về bản thân. - Sau khi kết thúc, GV mời đại diện của các nhóm lên bảng trình bày về đặc điểm đáng tự hào của mình. - GV tổng hợp và kết luận. Nhiệm vụ 3: Nêu cảm nghĩ của em về các đặc điểm đáng tự hào của bạn. - GV mời HS chia sẻ: Em hãy chọn một bạn trong lớp và nêu cảm nghĩ về đặc điểm đáng tự hào của bạn đó. - GV chia sẻ cảm nghĩ của mình về những đặc điểm tự hào của HS. Hoạt động 2: Phát huy những đặc điểm đáng tự hào của em a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được cách để phát huy những đặc điểm đáng tự hào của mình. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Đưa ra dự kiến các việc làm để phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân. - GV yêu cầu HS hoàn thành vào SBT các dự kiến về việc làm của bản thân để phát huy những đặc điểm đáng tự hào. - GV đưa ra gợi ý: Ví dụ: Một bạn viết chữ đẹp: + Ngày ngày trau dồi nét chữ của mình nắn nót hơn, cẩn thận hơn. + Tham gia vào CLB viết chữ đẹp của trường để luyện viết và cải thiện. + Tham gia vào các cuộc thi luyện viết chữ để phát huy sở trường của mình. + Tìm tòi, học hỏi trên mạng những cách viết chữ khác nhau. + Tìm trên mạng những đoạn văn, đoạn thơ hay và luyện viết. - GV gọi 1 – 2 HS lên bảng và chia sẻ dự kiến các việc làm để phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ với các bạn trong nhóm về dự kiến của mình. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 HS), thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đưa ra các việc làm để phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân, ghi lại kết quả vào bảng con. - GV đưa ra gợi ý: + Rèn luyện thường xuyên năng lực và tính cách mà mình tự hào để trở nên tốt hơn.
|
- HS tích cực tham gia trò chơi. - HS lắng nghe luật chơi.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát GV làm mẫu.
- Các nhóm tham gia hoạt động.
- HS trả lời: + Về gương mặt: trái xoan, thanh tú, đầy đặn, mắt to tròn, mắt long lanh, mắt nâu, mũi cao, trán cao, má lúm đồng tiền, da trắng,… + Về mái tóc: tóc dài, tóc óng mượt, tóc xoăn độc đáo, tóc đen nhánh, … + Về tính cách: vui vẻ, thân thiện, hòa đồng, tốt bụng, khiêm tốn, khéo léo, nhẹ nhàng, hiền lành, thông minh, dễ thương,… + Về năng khiếu: hát hay, vẽ đẹp, múa dẻo, chơi cờ vua giỏi, bơi giỏi, nhảy đẹp, viết chữ đẹp,…
- HS nhận xét.
- HS tham gia hoạt động nhóm.
- HS lần lượt viết các đặc điểm đáng tự hào của mình vào bảng.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS viết vào SBT.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS lắng nghe. |
------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác