Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 21:
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - GV tổng kết lại bài học tuần 20. - Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS xem và tham gia hoạt cảnh về “Phòng tránh bị xâm hại thân thể:. - GV nhắc nhở HS tuân thủ nền nếp khi tham gia hoạt động tập thể. - GV mời đại diện HS tham gia chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi xem và tham gia hoạt cảnh. |
- HS tham gia nghe thầy cô chia sẻ.
- HS tuân thủ nền nếp.
- HS chia sẻ cảm xúc, kiến thức. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Khởi động - GV cho HS xem video về nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. https://www.youtube.com/watch?v=AXmhQgdf_mQ - GV giúp HS nhận biết một số nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề - GV cho HS chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc sau khi xem video. - GV gợi ý: + Theo em đâu là nguy cơ bị xâm hại thân thể? + Nêu một số cách phòng tránh em cho là hiệu quả. - GV mời đại diện HS tham gia chia sẻ quan điểm cá nhân. - GV giới thiệu nội dung, nhiệm vụ và ý nghĩa của chủ đề. - GV giới thiệu ý nghĩa và mục tiêu của chủ đề: Chúng ta cần có nhận thức về nguy cơ xâm hại thân thể và cách phòng tránh là vô cùng cần thiết. Chúng ta cùng vào bài học mới – Chủ đề 6 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được nguy cơ và biết cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Nhận diện nguy cơ bị xâm hại thân thể qua những tranh sau. - GV yêu cầu HS chỉ ra nguy cơ bị xâm hại thân thể qua quan sát bốn bức tranh trong SGK trang 58, 59. - GV mời HS lần lượt nêu nội dung 4 bức tranh. - GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của HS. - GV nhận xét và chốt đáp án: + Tranh I: Khi đang chơi, bị người lớn quát mắng đuổi ra chỗ khác. + Tranh 2: Khi bị bạn bắt nạt và lấy đồ. + Tranh 3: Khi người thân say rượu. + Tranh 4: Khi bị bắt lao động nặng nhọc. - GV nhận xét và tổng kết hoạt động. - GV cho HS xem video về nguy cơ xâm hại từ hàng xóm https://www.youtube.com/watch?v=pn7VJwb_nRg - GV cho HS xem video về nguy cơ xâm hại từ người thân thiết. (1:03 đến 4:37) https://www.youtube.com/watch?v=44qhTShiiXk Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những nguy cơ và hành vi bị xâm hại thân thể mà em biết. - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu HS thảo luận nhóm về những nguy cơ và hành vi bị xâm hại thân thể mà em biết. - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV ghi nhận đáp án hợp lí: + Bị quát mắng khi người lớn không vừa ý. + Có người thân say xỉn, có hành vi tinh thần bất ổn. + Bị bạn bè kì thị, bắt nạt... - GV tổng kết và tuyên dương các nhóm. Nhiệm vụ 3: Thảo luận các cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về các cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. - GV mời đại diện từng nhóm chia sẻ các cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. - GV ghi nhận đáp án hợp lí: + Chạy khỏi nơi nguy hiểm khi bị đánh đập, hành hạ. + Tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác. + Gọi Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111. + Chia sẻ và tìm sự giúp đỡ của người thân hoặc thầy cô giáo. + Cùng người thân tạo ra âm hiệu riêng để sử dụng trong những tình huống bất an... - GV nhận xét và tổng kết hoạt động. - GV cho HS xem video các cách phòng tránh xâm hại https://www.youtube.com/watch?v=wTlwvPfnHsc
|
- HS xem video.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ cảm xúc.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ quan điểm cá nhân.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS nghe yêu cầu.
- HS nêu đáp án.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe. - HS xem video.
- HS chia nhóm làm nhiệm vụ.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận nhóm.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS làm việc nhóm.
- HS chia sẻ.
|
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra