Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - HS tích cực tham gia chia sẻ cảm xúc của mình sau khi xem biểu diễn. - Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS tham gia tích cực vào tiết mục văn nghệ chào mừng. - GV cho HS chia sẻ cảm nghĩ về ngày Phụ nữ Việt Nam 20 – 10. Gợi ý: Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 – 10 là một ngày đặc biệt nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn mà người phụ nữ Việt Nam vẫn hằng ngày âm thầm cống hiến cho đất nước, gia đình và xã hội; là ngày khẳng định vai trò, vị trí và công lao của người phụ nữ trong xã hội, thể hiện sự ghi nhận, quan tâm của xã hội, tạo nguồn sức mạnh để họ phấn đấu, nỗ lực trong cuộc sống, phát huy hết tài năng và vai trò của mình. - GV nhắc nhở HS luôn thể hiện hành vi văn minh khi xem biểu diễn. - Sau đó, GV tập trung HS vào lớp của mình để tiếp tục bài học mới. |
- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.
- HS chia sẻ cảm nhận của mình.
- HS chăm chú xem các tiết mục. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS khởi động bước vào bài học mới. b. Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi: Sau khi đi học về, em thường nói hay kể những câu chuyện gì với ông bà, bố mẹ? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, dẫn vào bài học mới: Những lời nói mà các em chia sẻ với gia đình sau khi đi học về chính là cách để gắn kết yêu thương đơn giản nhất. Và sau đây các em đến với bài học Chủ đề 2 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hoạt động gắn kết yêu thương của gia đình. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thực hành gắn kết yêu thương trong gia đình a. Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội thực hành gắn kết yêu thương trong gia đình. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Thảo luận cách gắn kết yêu thương trong các tình huống ở SGK - GV yêu cầu HS thảo luận các tình huống và đưa ra cách để gắn kết yêu thương. - GV yêu cầu HS viết kết quả thảo luận nhóm vào SBT. - GV mời đại diện HS nói về cách mà nhóm mình đưa ra. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: + Tình huống 1: Nếu em là Tấn em sẽ an ủi, động viên mẹ đừng buồn và em sẽ vào bếp nấu cho mẹ một món ăn, làm thiệp tặng sinh nhật mẹ để mẹ vui hơn. Em sẽ bàn với bố tổ chức sinh nhật bất ngờ cho mẹ vào ngày hôm sau khi bố đã hết bận công việc. + Tình huống 2: Nếu là Lan, em sẽ nói anh hãy cố gắng học tập tốt hơn để bố mẹ tin tưởng và sẽ cho anh sử dụng điện thoại. Em sẽ rủ anh chơi cùng với em để anh cảm thẩy vui hơn. Nhiệm vụ 2: Đóng vai thể hiện cách gắn kết yêu thương - GV yêu cầu các nhóm dựa trên cách mà nhóm mình đã đưa ra để đóng vai. GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - GV mời các nhóm HS đóng vai thể hiện trước lớp. - GV mời HS nhận xét và bổ sung ý kiến. - GV nhận xét hoạt động: Hoạt động đóng vai này sẽ giúp các em biết cách xử lý những tình huống có thể gặp ở nhà. Qua đó, các em sẽ rút ra được những bài học cho bản thân để gắn kết yêu thương trong gia đình đúng cách. Hoạt động 2: Vẽ tranh theo chủ đề “Gắn kết yêu thương trong gia đình” a. Mục tiêu: Giúp HS trang bị được những cách khác nhau để thể hiện sự gắn kết yêu thương trong gia đình. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Chia sẻ ý tưởng vẽ tranh thể hiện sự gắn kết yêu thương trong gia đình của em - GV yêu cầu HS chia sẻ ý tưởng nội dung bức tranh mà mình muốn vẽ trong nhóm. - GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, góp ý: Những bức tranh cần thể hiện rõ ràng, dễ hiểu các hoạt động để gắn kết yêu thương trong gia đình em. Nhiệm vụ 2: Thực hiện vẽ tranh - GV cho HS thời gian để bắt đầu vẽ tranh theo ý tưởng của mình vào SBT (nhiệm vụ 6, trang 13). - Gợi ý: Các em có thể vẽ + Cả nhà đang cùng nhau nấu ăn. + Cả nhà cùng đi du lịch. + Bố và mẹ đang đọc truyện cho em nghe. + Cả nhà cùng dọn dẹp nhà cửa. - GV có thể cho HS về nhà hoàn thiện bức tranh.
|
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS đóng vai theo yêu cầu.
- HS biểu diễn đóng vai.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS vẽ tranh. |
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra