Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
Sau chủ đề này, HS sẽ:
TUẦN 20:
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - GV tổng kết lại bài học tuần 19. - Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS tham gia buổi nói chuyện về an toàn cho trẻ em. - GV nhắc nhở HS tuân thủ nền nếp khi tham gia hoạt động tập thể. - GV tổ chức cho HS đặt các câu hỏi băn khoăn về an toàn cho trẻ em. - GV mời 1 vài HS nêu cảm xúc và những kiến thức đã học được sau buổi nói chuyện. |
- HS tham gia nghe thầy cô chia sẻ.
- HS tuân thủ nền nếp.
- HS đặt câu hỏi và lắng nghe.
- HS chia sẻ cảm xúc, kiến thức. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Khởi động - GV cho HS xem video về bạo lực, xâm hại trẻ em và những hậu quả để lại (0:25 đến 2:16 và 6:10 đến 7:37) https://www.youtube.com/watch?v=DzAz1YlMCqU - GV nêu câu hỏi: Thông qua clip em có cảm nhận gì về hành vi xâm hại và bạo lực trẻ em? - GV giúp HS thấy được hậu quả nghiêm trọng của hành vi xâm hại. Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề - GV cho HS chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc sau khi xem video. - GV gợi ý: + Đâu là biểu hiện của hành vi xâm hại, bạo hành? + Hậu quả để lại cho trẻ nhỏ là gì? - GV mời đại diện HS tham gia chia sẻ quan điểm cá nhân. - GV giới thiệu nội dung, nhiệm vụ và ý nghĩa của chủ đề. - GV giới thiệu ý nghĩa và mục tiêu của chủ đề: Việc nhận biết về xâm hại và hậu quả nó để lại là vô cùng cần thiết. Chúng ta cùng vào bài học mới – Chủ đề 6 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận biết về xâm hại và hậu quả của xâm hại. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chia sẻ những việc làm để tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được các loại xâm hại: xâm hại thân thể, xâm hại tinh thần, xâm hại tình dục và kể tên những hành vi xâm hại thuộc các loại xâm hại đó. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Nhận diện và nêu tên hành vi xâm hại thông qua quan sát các tranh. - GV yêu cầu HS nêu tên hành vi xâm hại thông qua quan sát bốn bức tranh trong SGK trang 55. - GV mời HS lần lượt nêu nội dung 4 bức tranh. - GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của HS. + Tranh 1: Đánh đập. + Tranh 2: Chạm vào khu vực nhạy cảm (vùng đồ bơi). + Tranh 3: Bỏ bê, không chăm sóc. + Tranh 4: Không quan tâm và phớt lờ nhu cầu được yêu thương. - GV giới thiệu cho HS biết các hành vi đó thuộc loại xâm hại nào: + Tranh 1: Xâm hại thân thể: đánh đập. + Tranh 2: Xâm hại tình dục: chạm vào khu vực nhạy cảm (vùng đồ bơi). + Tranh 3, 4: Xâm hại tinh thần: bỏ bê, không chăm sóc; không quan tâm và phớt lờ nhu cầu được yêu thương. - GV nhận xét và tổng kết hoạt động. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những hành vi xâm hại mà em biết. - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu HS lần lượt chia sẻ trong nhóm về những hành vi xâm hại mà em biết. - GV chuẩn bị mẫu bảng tổng hợp về các loại xâm hại và cho HS viết các hành vi xâm hại tương ứng. - GV gợi ý:
- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV chốt đáp án:
- GV tổng kết và tuyên dương các nhóm. Hoạt động 2: Phân biệt hành vi quan tâm và hành vi xâm hại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được hành vi quan tâm và hành vi xâm hại. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Nhận diện hành vi quan tâm và hành vi xâm hại thông qua quan sát các tranh. - GV yêu cầu HS chỉ ra hành vi quan tâm và hành vi xâm hại thông qua quan sát bốn bức tranh trong SGK trang 56. - GV mời một số HS chỉ ra các hành vi. - GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của HS. - GV chốt đáp án: + Tranh 1: Hành vi xâm hại (trêu chọc thái quá). + Tranh 2: Hành vi quan tâm (ân cần, quan tâm). + Tranh 3: Hành vi quan tâm (an ủi, vỗ về). + Tranh 4: Hành vi xâm hại (thờ ơ, bỏ mặc, không chăm sóc. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ hiểu biết của em về sự phân biệt giữa hành vi quan tâm và hành vi xâm hại. - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về sự phân biệt giữa hành vi quan tâm và hành vi xâm hại. - GV mời đại diện từng nhóm lên chia sẻ trước lớp. - GV gợi ý đáp án: + Hành vi quan tâm thể hiện sự lo lắng, đồng cảm và yêu thương một cách đúng mực, không vượt quá chuẩn mực đạo đức xã hội. + Hành vi xâm hại là hành vi với ý đồ xấu, làm ảnh hưởng đến thân thể, tâm lí, sức khỏe của trẻ em. Hoạt động 3: Phân biệt hành vi quan tâm và hành vi xâm hại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được những biểu hiện có thể là haaujq ảu của các loại xâm hại. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những hậu quả của xâm hại mà em biết. - GV chia lớp thành nhóm 4 HS. - GV cho HS xem video về hậu quả của xâm hại https://www.youtube.com/watch?v=g_KiUhdKgyk - GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm và ghi lại kết quả trao đổi. - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV ghi nhận đáp án hợp lí: + Tinh thần: tự ti, mặc cảm, trầm cảm, sợ hãi... + Thể chất: đau đớn, bóc lột sức lao động...
|
- HS xem video.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ cảm xúc.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ quan điểm cá nhân.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS nghe yêu cầu.
- HS nêu đáp án.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm làm nhiệm vụ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS vỗ tay.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS chỉ ra các hành vi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát video.
- HS chia sẻ.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu. |
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra