Soạn mới giáo án HĐTN 4 CTST bản 2 tuần 4: Tự hào về mình

Soạn mới Giáo án HĐTN 4 CTST bản 2 bài Tự hào về mình. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 4:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trang bị các cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực.
  • Giúp HS thực hành được một số cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực thông qua đóng vai xử lý tình huống.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Chỉ ra được sự tiến bộ của bản thân sau hoạt động.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm; chăm chỉ.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thẻ màu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ: SUY NGHĨ TÍCH CỰC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu:

- HS tích cực tham gia chia sẻ cảm xúc của mình về tham gia giao thông an toàn.

- Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV động viên, giám sát và ghi nhận sự tham gia của HS vào hoạt cảnh hoặc xem hoạt cảnh thể hiện cảm xúc và suy nghĩ tích cực về tham gia giao thông an toàn.

- GV yêu cầu HS chia sẻ về sự thay đổi suy nghĩ tích cực của em sau khi tham gia hoạt động.

Gợi ý: Sau khi xem các hoạt cảnh, em nhận thấy rằng khi tham gia giao thông cần bình tĩnh, cẩn thận trước mọi tình huống có thể xảy đến.

- GV nhắc nhở HS tuân thủ nề nếp khi tham gia hoạt động tập thể.

- GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ điều em ấn tượng nhất về các hoạt động trong chương trình.

- Sau đó, GV tập trung HS vào lớp của mình để tiếp tục bài học mới.

 

 

 

 

 

- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ cảm nhận của mình.

 

 

 

 

 

- HS chăm chú xem các tiết mục.

TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: ĐIỀU CHỈNH SUY NGHĨ CỦA BẢN THÂN

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS khởi động bước vào bài học mới.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi: Theo em, việc luôn cảm thấy mọi người không yêu quý mình có thể hiện suy nghĩ tiêu cực hay không?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, dẫn vào bài học mới: Suy nghĩ tiêu cực có thể thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong đó việc luôn cảm thấy mọi người không yêu quý mình cũng là dấu hiệu thể hiện suy nghĩ tiêu cực. Các em nên điều chỉnh suy nghĩ của mình để luôn tích cực, nhờ đó sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa hơn. Sau đây các em đến với bài học Chủ đề 1 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Điều chỉnh suy nghĩ của bản thân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách điều chỉnh suy nghĩ.

a. Mục tiêu: Giúp HS trang bị các cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Nêu tác hại của suy nghĩ tiêu cực đối với nhân vật trong trường hợp ở SGK và từ đó nêu cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực.

- GV cho HS đọc tình huống và thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra nếu Kiên có suy nghĩ tiêu cực như vậy?

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra các cách suy nghĩ tích cực trong tình huống của Kiên.

- GV nhận xét, kết luận:

+ Nếu cứ suy nghĩ như vậy, chúng ta sẽ mang cảm xúc tiêu cực, tự làm tổn thương từ đó mất động lực và trở nên e ngại khi tiếp xúc với các bạn.

+ Nếu là Kiên, mình sẽ chủ động chạy ra và nói sẽ cùng đi đá bóng, không cần phải chờ các bạn rủ. hoặc sẽ hỏi lại các bạn với thái độ vui vẻ: Vì sao bạn không rủ mình đi đá bóng và dặn các bạn lần sau đừng quên mình.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận một số cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực

- GV yêu cầu HS đưa ra các cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực.

- Ví dụ:

- GV tổng hợp các cách HS đã nêu và bổ sung những gợi ý của mình.

- Gợi ý: Các cách để điều chỉnh suy nghĩ tích cực là: Đặt mình vào suy nghĩ của người khác, làm những việc khác để tránh rơi vào suy nghĩ tiêu cực, tìm đọc những bài viết để điều chỉnh cảm xúc, luôn có thái độ lạc quan vui vẻ,…

- GV khảo sát xem HS sử dụng các cách này như thế nào và cách nào được áp dụng nhiều nhất.

Hoạt động 2: Điều chỉnh suy nghĩ tích cực trong các tình huống

a. Mục tiêu: Giúp HS thực hành được một số cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực thông qua đóng vai xử lí tình huống.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Thảo luận cách điều chỉnh suy nghĩ cho nhân vật

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận hai tình huống và đưa ra cách xử lí: Đưa ra cách điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực thì cần phải suy nghĩ thế nào?

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có).

- GV bổ sung, nhận xét:

+ Tình huống 1: Trung không nên suy nghĩ theo hướng tiêu cực như vậy mà nên nghĩ rằng vì em còn nhỏ nên bố mẹ cần quan tâm, chăm sóc hơn giống như hồi trước bố mẹ cũng quan tâm đến mình như vậy.

+ Tình huống 2: Trang nên thay đổi suy nghĩ rằng Lan cũng cần có những người bạn thân khác ngoài mình. Lan chơi thân với những người bạn khác không phải vì không thích chơi với mình.

Nhiệm vụ 2: Đóng vai các nhân vật trong mỗi tình huống để điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực

- GV yêu cầu HS phân vai và đóng vai để điều chỉnh suy nghĩ theo các phương án mà nhóm đã đưa ra.

- GV gợi ý cho HS có thể bổ sung tình tiết cho suy nghĩ của nhân vật để quá trình thay đổi suy nghĩ trở nên thách thức hơn.

- Gợi ý:

+ Tình huống 1: Bố mẹ Trung mua cho em nhiều đồ chơi mới nhưng không mua cho Trung. Nhưng điều đấy không có nghĩa bố mẹ không yêu Trung mà vì bố mẹ nghĩ rằng Trung đã lớn và thay vào đó bố mẹ mua cho Trung sách vở, quần áo mới.

+ Tình huống 2: Lan rủ những người bạn thân khác đi chơi mà không rủ Trang. Trang nên nghĩ rằng vì mình không quen những người bạn đó nên Lan mới không rủ và Lan cũng lên kế hoạch rủ Trang đi chơi vào hôm khác.

- GV mời từng nhóm lên trình diễn phần đóng vai cách xử lí tình huống của nhóm mình. GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV ghi nhận hoạt động.

Nhiệm vụ 3: Rút ra bài học cho bản thân từ việc xử lí tình huống để điều chỉnh suy nghĩ tích cực

- GV yêu cầu HS chia sẻ bài học rút ra cho bản thân qua cách các bạn thay đổi suy nghĩ tích cực.

- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận.

 

- HS chia sẻ.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia hoạt động nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đóng vai.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đóng vai theo nhóm.

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời

 

----------------- Còn tiếp -----------------

Soạn mới giáo án HĐTN 4 CTST bản 2 tuần 4: Tự hào về mình

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 4 CTST mới, soạn giáo án HĐTN 4 mới CTST bản 2 bài Tự hào về mình, giáo án soạn mới HĐTN 4 chân trời

Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay