Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 26:
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - GV tổng kết lại bài học tuần 25. - Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi đố vui về cuộc sống quanh em. - GV nhắc nhở HS tuân thủ nền nếp khi tham gia hoạt động tập thể. - GV nhận xét và tuyên dương HS trả lời đúng nhiều câu hỏi, khích lệ HS khác tích cực tìm hiểu về khoa học. |
- HS tham gia trò chơi.
- HS tuân thủ nền nếp.
- HS lắng nghe, tiếp thu. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Khởi động - GV tổ chức trò chơi “Ai thông minh” - GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi: + GV nêu câu hỏi, HS nào có đáp án sẽ giơ tay để trả lời. + HS giơ tay nhanh nhất được giành quyền trả lời. Nếu trả lời đúng được cộng 10 điểm, trả lời sai không được tính điểm và nhường quyền trả lời cho các bạn còn lại. - GV nêu câu hỏi và trình chiếu đáp án sau khi HS trả lời: + Vì sao trời vừa sáng gà trống đã gáy? + Đáp án (0:25 đến 1:22) https://www.youtube.com/watch?v=XULCJ93XhKk + Vì sao kiến không bị lạc đường? + Đáp án: (2:21 đến 3:17) https://www.youtube.com/watch?v=XULCJ93XhKk + Vì sao một số loài cây rụng lá mùa đông? + Đáp án: (3:53 đến 5:02) https://www.youtube.com/watch?v=XULCJ93XhKk - GV kết thúc trò chơi, tuyên dương HS đã tham gia tích cực. Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề - GV nói về tầm quan trọng của thứ tự các công việc trong tuần mà HS có thể tự lực thực hiện. - GV giới thiệu ý nghĩa và mục tiêu của chủ đề: Hình thành thói quen tư duy khoa học là rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cùng vào bài học mới – Chủ đề 7 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hình thành thói quen tư duy khoa học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tham gia trò chơi đố vui về sự vật, hiện tượng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được cách đặt và trả lời các câu đố vui từ việc quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh để hình thành thói quen tư duy khoa học. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Lớp chia làm hai đội chơi, mỗi đội chuẩn bị sẵn các câu đố về sự vật, hiện tượng xung quanh ta. - GV chia lớp làm hai đội chơi, mỗi đội trao đổi với nhau để lựa chọn 5 sự vật, hiện tượng và đặt thành câu đồ để đố đội bạn. - GV nên yêu cầu các đội đưa ra một số phương án gợi ý đề phòng trường hợp đội bạn không có câu trả lời ở phương án đầu. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. Đội nào trả lời đúng nhiều đáp án hơn sẽ giành chiến thắng. - GV làm mẫu để HS quan sát: Cái gì trông như cây nấm giúp ta che nắng, mưa? Nhiệm vụ 2: Mỗi đội lần lượt đưa ra câu đố để đội kia trả lời. - GV cho từng cặp đội tham gia chơi đố vui. Đội chiến thắng là đội trả lời đúng và nhanh hơn. - GV có thể chia lớp thành nhiều đội cho thi theo bảng và loại dần để tìm được đội chiến thắng cuối cùng. - GV tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc và khích lệ các bạn còn lại. Nhiệm vụ 3: Chia sẻ về cách em tư duy để trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS chia sẻ về cách các em tư duy để tìm câu trả lời cho các câu đố của đội bạn. - GV khen ngợi sự tư duy, nhạy bén của các em. Hoạt động 2: Thể hiện tư duy khoa học của em a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết đặt câu hỏi và lập sơ đồ tư duy về mối liên hệ, quan hệ giữa các yếu tố của sự vật, hiện tượng để phát triển tư duy khoa học. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Đặt những câu hỏi cho sự vật, hiện tượng xung quanh mà em quan sát được. - GV yêu cầu HS mở SBT (mục 1, nhiệm vụ 6, trang 55) và chia sẻ trong nhóm các câu hỏi của mình về sự vật, hiện tượng quan sát được. - GV yêu cầu các nhóm lựa chọn sự vật, hiện tượng và câu hỏi mà nhóm cảm thấy thú vị, ấn tượng nhất. - GV lấy ví dụ: Quan sát cây trồng trong sân trường có thể đặt câu hỏi: + Các bộ phận của cây có chức năng gì? + Lá cây vào mùa đông thay đổi màu sắc như thế nào? - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả lựa chọn trước lớp. - GV tổng hợp và nhận xét. Nhiệm vụ 2: Lập sơ đồ tư duy về mối liên hệ, quan hệ giữa các yếu tố của sự vật, hiện tượng cho câu trả lời các câu hỏi mà em đưa ra. - GV cho HS chia sẻ trong nhóm về sơ đồ tư duy của mỗi cá nhân.
|
- HS tham gia trò chơi. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và giơ tay trả lời.
- HS vỗ tay.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS nghe GV hướng dẫn.
- HS lưu ý.
- HS tham gia trò chơi.
- HS quan sát mẫu.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe, vỗ tay.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, vỗ tay.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS làm việc nhóm.
- HS lắng nghe, tham khảo.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia sẻ sơ đồ tư duy.
- HS làm việc nhóm. |
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra