Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 22:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Thực hành phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện nguy cơ các cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm; nhận thức.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
- Giấy A0/ A4, giấy nhỏ, giấy màu, các dụng cụ học tập,...
- Video clip phòng chống về xâm hại, bạo lực trẻ em.
- Hướng dẫn HS những nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
- Giấy A0/ A4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt cảnh “Phòng tránh bị xâm hại tinh thần”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - GV tổng kết lại bài học tuần 21. - Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS xem và tham gia buổi tọa đàm về “Phòng tránh bị xâm hại tinh thần”. - GV nhắc nhở HS tuân thủ nền nếp khi tham gia hoạt động tập thể. - GV mời đại diện HS tham gia chia sẻ cảm xúc của em sau khi tham gia tọa đàm |
- HS tham gia nghe thầy cô chia sẻ.
- HS tuân thủ nền nếp.
- HS chia sẻ cảm xúc, kiến thức. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Khởi động - GV cho HS xem video về xâm hại tinh thần ở trẻ em. https://www.youtube.com/watch?v=N1fCHhkAAa0 - GV giúp HS nhận biết một số nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề - GV cho HS chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc sau khi xem video. - GV gợi ý: + Theo em đâu là nguy cơ bị xâm hại tinh thần? + Nêu một số cách phòng tránh em cho là hiệu quả. - GV mời đại diện HS tham gia chia sẻ quan điểm cá nhân. - GV giới thiệu nội dung, nhiệm vụ và ý nghĩa của chủ đề. - GV giới thiệu ý nghĩa và mục tiêu của chủ đề: Chúng ta cần có nhận thức về nguy cơ xâm hại tinh thần và cách phòng tránh là vô cùng cần thiết. Chúng ta cùng vào bài học mới – Chủ đề 6 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được nguy cơ và biết cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Nhận diện nguy cơ bị xâm hại tinh thần qua những tranh sau. - GV yêu cầu HS chỉ ra nguy cơ bị xâm hại tinh thần qua quan sát bốn bức tranh trong SGK trang 61,62.. - GV mời HS lần lượt nêu nội dung 4 bức tranh. - GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của HS. - GV nhận xét và chốt đáp án: + Tranh 1: Khi bị người thân xem thường, chê bai. + Tranh 2: Khi bị người thân mắng mỏ, chỉ trích. + Tranh 3: Khi bị ốm mà không có ai quan tâm, chăm sóc. + Tranh 4: Khi bị bạn bè kì thị, không chơi cùng. - GV cho HS xem video về nguy cơ xâm hại tinh thần. https://www.youtube.com/watch?v=BGYYcI5TxlA Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những nguy cơ và hành vi bị xâm hại tinh thần mà em biết. - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu HS thảo luận nhóm về những nguy cơ và hành vi bị xâm hại tinh thần mà em biết. - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV ghi nhận đáp án hợp lí: + Không thể hiện tình yêu thương với trẻ, không ôm hoặc nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ. + Nói chuyện một cách thô bạo với trẻ. + Sỉ nhục hoặc xem thường trẻ. + Kì vọng trẻ làm những điều quá khó với độ tuổi. + Mắng mỏ, đe doạ, bắt nạt trẻ. + Không quan tâm, chăm sóc khi trẻ đau ốm. + Bỏ mặc, không cung cấp đồ ăn, quần áo và nơi ở cho trẻ... - GV tổng kết và tuyên dương các nhóm. Nhiệm vụ 3: Thảo luận các cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. - GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về các cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. - GV mời đại diện từng nhóm chia sẻ các cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. - GV nhận xét và tổng kết hoạt động: + Tìm kiếm sự giúp đỡ của người tin cậy; + Gọi Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 + Nói ra những điều buồn tủi trong lòng... - GV nhận xét và tổng kết hoạt động. - GV cho HS xem video các cách phòng tránh xâm hại tinh thần (0:30 đến 2:18) https://www.youtube.com/watch?v=wTlwvPfnHsc Hoạt động 2: Thực hành phòng tránh bị xâm hại tinh thần a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần qua các tình huống giả định trong cuộc sống. b. Cách tiến hành:
|
- HS xem video.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ cảm xúc.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ quan điểm cá nhân.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS nghe yêu cầu.
- HS nêu đáp án.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS chia nhóm làm nhiệm vụ.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận nhóm.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS làm việc nhóm.
- HS chia sẻ.
|