Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CHỦ NGỮ
(1 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. - Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS: Em hãy đặt câu theo kiểu Ai làm gì?, Ai là gì?, Ai như thế nào?. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ. - GV nhận xét và gợi ý: + Mẹ em là cô giáo. + Em bé đang xem tivi. + Lan là người cao nhất lớp. - GV dẫn dắt, giới thiệu về bài mới: Ở lớp 2 và lớp 3, các em đã học về các kiểu câu Ai làm gì?, Ai là gì?, Ai thế nào?. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về cấu tạo của các kiểu câu đó, trước hết là tìm hiểu về một thành phần chính trong câu: chủ ngữ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận xét a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Nắm được yêu cầu bài tập. - Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng vào những BT có liên quan. b. Tổ chức thực hiện Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác dụng của bộ phận câu được in đậm. - GV mời HS đọc BT 1. Cả lớp đọc thầm theo; làm bài vào VBT: Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì? a) Ánh nắng là nguồn sáng vô giá. Theo PHẠM NĂNG CƯỜNG b) Con thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm. Theo NGUYỄN VĂN BÌNH c) Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Theo TÔ HOÀI - GV chiếu đề BT 1, mời 3 HS xếp các bộ phận in đậm vào nhóm thích hợp. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Bộ phận cho biết sự vật được giới thiệu trong câu là ai (con gì, cái gì,...): ánh nắng + Bộ phận cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là ai (con gì, cái gì,...): Mấy chú bé. + Bộ phận cho biết sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ai (con gì, cái gì,...): Con thỏ trắng này. Nhiệm vụ 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. - GV mời 1 HS đọc BT 2. Cả lớp đọc thầm theo; làm bài vào VBT: Bộ phận nói trên trả lời cho câu gì? - GV mời HS trả lời CH. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Các bộ phận in đậm nói trên trả lời cho CH Ai? (Mấy chú bé); Con gì? (Con thỏ trắng này); Cái gì? (Ánh nắng). - GV giới thiệu chO HS: Bộ phận trả lời cho CH Ai? hoặc Con gì?, Cái gì? mà các em mới tìm được là một thành phần chính của câu, gọi là chủ ngữ. Câu phải có chủ ngữ thì mới thể hiện được một ý trọn vẹn, mới dễ hiểu. Hoạt động 2: Rút ra bài học a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Từ nhận xét rút ra bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV mời 3 – 4 HS đọc nội dung Bài học trong SGK; giúp HS khắc sâu các thông tin Bài học: + Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, cho biết: · Sự vật được giới thiệu, nhận xét trong câu là ai (con gì, cái gỉ,...). · Sự vật được nêu hoạt động trong câu là ai (con gì, cái gì,...). · Sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ai (con gì, cái gì,...). + Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? (hoặc Con gì?, Cái gì?). Hoạt động 3: Luyện tập
|
- HS lắng nghe, chuẩn bị.
- HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bào mới.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài.
- HS đọc yêu cầu BT. |
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra