Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ĐỌC 3: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học:
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng Việt. - Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS nghe bài hát Nếu chúng mình có phép lạ. * Link bài hát: https://www.youtube.com/watch?v=1jNvnI11Rvk Kết thúc bài hát, GV hỏi: Bài hát nói về điều gì? Em hiểu “phép lạ” là gì? - GV mời HS chia sẻ. - GV nhận xét, gợi ý: + Bài hát thể hiện những ước mơ cao đẹp của tuổi thơ muốn thế giới của chúng ta luôn có được cuộc sống thanh bình, mỗi ngày đẹp hơn, hạnh phúc hơn. + gợi ý HS: phép lạ là những điều kì diệu, kỳ tích; các phép lạ thường được gán cho các thế lự siêu nhiên như thánh, thần, chúa, tiên,... - GV dẫn dắt vào bài mới: Bài hát các con vừa hát/ nghe được lấy từ lời của bài Nếu chúng mình có phép lạ của nhà thơ Định Hải mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Tự luyện đọc theo hướng dẫn. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng đọc hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp; kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó, VD: đúc, bom, thuốc nổ và những từ ngữ khác, nếu có. - GV tổ chức cho HS luyện đọc: + GV mời 5 HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp (khoảng 3 lượt, mỗi lượt GV gọi HS bất kì. Lượt 1 nên dành cho HS hay mắc lỗi phát âm. Lượt 2 nên dành cho HS đọc chưa mạch lạc để sửa lỗi ngắt nghỉ. Lượt 3 nên dành cho HS đã biết sửa lỗi phát âm và ngắt nghi của bạn). Khi theo dõi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS. + GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi: HS đọc tiếp nối các khổ thơ (đọc xen kẽ, mỗi HS đọc 1 khổ). + GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối các khổ thơ trước lớp (theo bàn, nhóm, tổ). + GV mời 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. - GV nhận xét, đánh giá về hoạt động của lớp. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn. - Hiểu được nội dung của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện. - GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 5 CH. Cả lớp đọc thầm theo: + Câu 1. Các bạn nhỏ trong bài thơ ước những gì nếu có phép lạ? + Câu 2. Em thích nhất ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao? + Câu 3. Để thực hiện ước mơ hoà bình, mọi người cần làm gì? + Câu 4. Hãy tưởng tượng cuộc sống sẽ như thế nào khi các ước mơ trong bài thơ đều trở thành hiện thực. + Câu 5. Nếu có phép lạ, em sẽ ước gì? Vì sao? - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn. - HS thực hiện trò chơi phỏng vấn: Mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia. Đại diện nhóm 1 đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2, nhóm 2 trả lời, sau đó đổi vai.
|
- HS nghe nhạc.
- HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc. - HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS hoạt động nhóm đôi.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài theo hướng dẫn của GV.
- HS thảo luận nhóm đôi theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện trò chơi: (1) HS 1: Các bạn nhỏ trong bài thơ ước những gì nếu có phép lạ? HS 2: Các bạn nhỏ trong bài ước cây mau lớn để cho quả; ước trở thành người lớn ngay để làm việc; ước Trái Đất không còn mùa đông; ước những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo và bị tròn. (2) HS 2: Bạn thích nhất ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao? HS 1: Tôi thích ước mơ cây mau có quả vì tôi rất thích ăn trái cây. / Tôi thích ước mơ hái được triệu vì sao để đúc thành Mặt Trời mới, khiến Trái Đất không còn mùa đông, vì với tôi, đó là một hình ảnh rất đẹp. (3) HS 3: Để thực hiện ước mơ hoà bình, mọi người cần làm gì? HS 4: Để thực hiện ước mơ hoà bình, mọi người cần phản đối chiến tranh, đấu tranh chống cái ác, bất công / Mọi người phải biết yêu thương nhau, bảo vệ, che chở những người kém may mắn hơn mình,... (4) HS 4: Hãy tưởng tượng cuộc sống sẽ như thế nào khi các ước mơ trong bài thơ đều trở thành hiện thực. HS 3: Khi những ước mơ trong bài thành hiện thực, trẻ em sẽ là người hạnh phúc nhất, trẻ em hạnh phúc thì mọi người đều hạnh phúc./ Trái Đất sẽ ấm áp, không còn ai đói rét nữa./ Mọi trẻ em đều thành người lớn và khám phá được những điều mình mơ ước./ ... (5) HS 5: Nếu có phép lạ, bạn sẽ ước gì? Vì sao? HS 6: Nếu có phép lạ, tôi ước mình có đôi cánh thần tiên để bay đến mọi nơi mình muốn./ Nếu có phép lạ, tôi ước có thể chế ra các loại thuốc để cứu chữa cho những người mắc bệnh hiểm nghèo./ ... (Với câu này, có thể mời 2 – 3 cặp HS hỏi – đáp.) - HS lắng nghe, chuẩn bị.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe, tiếp thu. |
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra