Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen với chủ điểm. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu chủ đề Măng non và tên chủ điểm Chân dung của em. - GV mời đại diện 2 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp 2 câu hỏi và các gợi ý trong SGK. - GV tổ chức trò chơi hỏi đáp: + HS hoạt động nhóm 4: Một HS hỏi, HS khác trả lời, sau đó đổi vai. Có thể đặt 1 câu hỏi với tất cả các bạn trong nhóm để lần lượt từng bạn trả lời câu hỏi đó. Cũng có thể đặt một câu hỏi với một bạn; sau khi bạn đó trả lời xong mới chuyển sang hỏi bạn khác. + Có thể dựa vào 5 câu hỏi trong SGK hoặc tự đặt những câu hỏi khác. Chú ý hỏi cả về sở thích và về ngoại hình, hoạt động. GV hướng dẫn để HS đặt những câu hỏi lịch sự, không làm bạn tự ái. VD: (1) Trò chơi bạn thích nhất là gì? (Trò chơi mình thích nhất là nhảy dây/ đá cầu/…). (2) Món ăn bạn thích nhất là món nào? (Món ăn mình thích nhất là nem rán/ bún chả/ canh cá/...). (3) Bạn thích môn học nào nhất? (Mình thích môn Tiếng Việt/ Toán/… nhất). (4) Bạn không thích điều gì? (Mình không thích bị so sánh với các bạn khác/ không thích trêu chọc nhau/…). (5) Nếu tự vẽ mình, bạn sẽ chú ý tới đặc điểm nào? (Mình sẽ chú ý thể hiện hai bím tóc/ cặp kính/…). | Chia sẻ
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài trước lớp.
- HS tham gia trò chơi. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được tên chủ điểm Chân dung của em, chuẩn bị vào bài đọc mới. b. Cách tiến hành - GV đặt câu hỏi trước lớp: Qua trò chơi trên, em hiểu “Chân dung của em” nghĩa là gì?
- GV tổng kết và dẫn vào bài đọc: Chân dung của em là đặc điểm con người của em, cả hình thức bên ngoài lẫn tính cách, phẩm chất. Đó là nội dung các em sẽ tìm hiểu trong tuần 1 và tuần 2. Trước hết, chúng ta sẽ đọc một bài thơ rất hay của nhà thơ Xuân Quỳnh miêu tả chân dung một bạn nhỏ. | Giải nghĩa chủ điểm
- HS trả lời câu hỏi của GV một cách tự nhiên, thể hiện ý kiến riêng của mình. Ví dụ: + Chân dung của em là bức ảnh chụp khuôn mặt của em để làm học bạ, làm thẻ HS, thẻ đọc sách,… + Chân dung của em là đặc điểm bên ngoài của em. + Chân dung của em là cả đặc điểm bên ngoài lẫn tính cách của em. + Chân dung của em là đặc điểm con người em, cả hình thức lẫn tính cách. - HS tập trung lắng nghe.
|
(60 phút)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học:
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài: “Tuổi ngựa” là một bài thơ hay, ngộ nghĩnh của nhà thơ nữ Xuân Quỳnh. Bài thơ kể về câu chuyện của một em bé sinh năm Ngọ với mẹ của mình. Để biết bài thơ này thú vị ra sao, chân dung của bạn nhỏ trong bài như thế nào, chúng ta cùng đọc bài nhé. - GV ghi tên bài học: Đọc 1 – Tuổi ngựa. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ dễ đọc sai. - Xác định được các khổ thơ. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm toàn bài thơ; giọng đọc hồn nhiên, vui tươi. - GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ ngữ HS dễ đọc sai do ảnh hưởng tiếng địa phương: + Miền Bắc: trung du, trăm miền, lóa, màu trắng, nắng, núi. + Miền Trung: chỗ, sẽ, dẫu. + Miền Nam: ngựa con, ngọn gió, đất đỏ, đại ngàn, viết, hết, ngọt ngào, cách. - GV hướng dẫn HS xác định các khổ thơ:
|
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS nghe và đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
--------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác