Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
ĐỌC 1: NGƯỜI CÔ CỦA BÉ HƯƠNG
(55 phút)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học:
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV giao nhiệm vụ: HS đọc tên bài và quan sát bức tranh minh họa trong bài: - GV đặt câu hỏi cho HS: Trong bức tranh có những nhân vật nào? Theo em, những nhân vật đó là ai? - GV mời HS chia sẻ. - GV nhận xét và gợi ý: Trong bức tranh có bạn nhỏ và một cô ý tá, đó có thể là Hương và cô của bạn ý. - GV dẫn dắt vào bài mới: Trong bức tranh, các em thấy một bạn gái đang ngồi viết thư. Theo em, bạn ấy viết thư cho ai? Bạn ấy viết những gì trong thư? Các em hãy đọc bài Người cô của bé Hương để biết được nội dung câu chuyện nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ ngữ khó, cách ngắt nghỉ đúng ở các câu. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu bài Người cô của bé Hương, giọng thong thả, rõ ràng, diễn cảm. Nhấn giọng, gây ấn tượng ở những từ ngữ thể hiện đặc điểm, tâm trạng, cảm xúc: chợt nhớ tới, tài giỏi, nhất trên đời, giỏi lắm, lúng túng, dày cộp, cảm động, bé ti xíu, to tướng,... - GV tổ chức cho HS luyện đọc như đã hướng dẫn ở các bài trước; kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó, VD: lủng tủng, dày cộp, tí xíu,... - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 5 CH trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo: + Câu 1. Các bạn của Hương khoe về họ hàng như thế nào? + Câu 2. Vì sao Hương lúng túng khi các bạn hỏi về cô Thu? + Câu 3. Sau lần chuyện trò với các bạn, Hương đã làm gì? + Câu 4. Khi cô Thu nhận được những lá thư của Hương, cô cảm thấy thế nào? Vì sao cô cảm thấy như thế? + Câu 5. Tưởng tượng em là Hương trong câu chuyện trên, em sẽ nói gì với các bạn khi nhận được thư của cô Thu? - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm theo các CH tìm hiểu bài. - HS báo cáo kết quả: thực hiện trò chơi phỏng vấn.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động và đặt câu hỏi: Qua bài đọc, em hiểu điều gì về quan hệ giữa nhưng người họ hàng?
Hoạt động 3: Đọc nâng cao a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại nội dung bài đọc. - Đọc diễn cảm câu chuyện. - Ngắt nghỉ, nhấn giọng hợp lí. b. Cách tiến hành - GV chú ý hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài, nhấn giọng từ ngữ quan trọng và thể hiện tình cảm, cảm xúc phù hợp khi đọc, VD: - Đấy là người cô/ mà bẻ Hương chợt nhớ tới/ trong một lần chuyện trò vớicác bạn. - Cô không ngờ cái con bé Hương,/ khi theo bố mẹ vào Sài Gòn còn bé tí xíu,/ thể mà bây giờ đã viết thư cho cô,/ nhở đến cô,/ nghĩ cho cô bao điều tốt đẹp. - Cô liền viết một lá thư cho bé Hương,/ kể công việc của cô cho Hương nghe / và hứa sẽ vào thăm Hương/ trong kì nghỉ phép tới. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. * CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV tổng kết bài học, nhận xét vầ tuyên dương HS. - Dặn HS về nhà đọc sách, ghi phiếu đọc sách theo yêu cầu trong SGK (trang 87, Tiếng Việt 4, tập một). HS có thể tìm truyện trng quyển Truyện đọc lớp 4 (Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội). |
- HS quan sát tranh, trao đổi theo suy nghĩ cá nhân.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới. - HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chuẩn bị vào bài mới
- HS nghe GV đọc bài.
- HS luyện đọc.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS đọc CH theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc bài và thảo luận nhóm. - HS báo cáo kết quả: (1) + Các bạn của Hương khoe về họ hàng như thế nào? +Bạn Tâm khoe có một người anh họ lái máy bay rất giỏi, khi bay qua nhà Tâm thì ném thư cho Tâm. Loan thì khoe có một người chú lái tàu thuỷ, mang về cho bạn ấy rất nhiều vỏ ốc đẹp. (2) + Vì sao Hương lúng túng khi các bạn hỏi về cô Thu? + Vì lâu lắm rồi Hương không liên lạc với cô. (3) + Sau lần chuyện trò với các bạn, Hương đã làm gì? + Hương viết thư cho cô Thu kể về những chuyện hằng ngày ở lớp, ở nhà, nhưng không gửi được vì không biết địa chỉ của cô. (4) + Khi cô Thu nhận được những lá thư của Hương, cô cảm thấy thế nào? Vì sao cô cảm thấy như thế? + Khi cô Thu nhận được những lá thư của Hương, cô cảm thấy rất vui và cảm động, vì cô không ngờ Hương không gặp cô từ ngày còn rất nhỏ mà vẫn nhớ đến cô, nghĩ cho cô bao điều tốt đẹp. (5) + Tưởng tượng em là Hương trong câu chuyện trên, em sẽ nói gì với các bạn khi nhận được thư của cô Thu? + GV khuyến khích HS nói theo suy nghĩ của mình, VD: “Các bạn ơi, cô Thu gửi thư cho tớ đấy! Tớ rất vui!”. - HS trả lời: Giữa những người có quan hệ họ hàng với nhau thường có tình cảm kết nối bền chặt, vì họ cùng chung tổ tiên. Mỗi người chúng ra nên quân tâm tới họ hàng, dành tình yêu thương, chia sẻ với họ. Khi cả dòng họ đoàn kết, thương yêu nhau thì những người trong dòng họ cũng được bình an, hạnh phúc.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
(15 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen với chủ điểm. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành các câu: - GV mời 1 HS đọc to, rõ yêu cầu của BT1: Tìm từ ngữ ở bên B phù hợp với từ ngữ ở bên A để hoàn thành các câu sau. Các câu ấy nói lên điều gì?
- GV giao nhiệm vụ cho cả lớp: tìm hiểu nội dung các vế câu ở bên A và bên B, lựa chọn và ghép một vế câu ở bên A với vế câu thích hợp ở bên B để tạo thành một câu hoàn chỉnh. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để hoàn thành các câu. GV theo dõi, giúp đỡ HS thưc hiện nhiệm vụ. - GV tổ chức cho một số nhóm báo cáo kết quả các nhóm khác bổ sung.
|
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS báo cáo kết quả: + a – 3: Một giọt máu đào hơn ao nước lã. + b – 1: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ người trong một nước phải thương nhau cùng. + c – 2: Con người có tổ có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị trả lời.
- HS thảo luận nhóm.
- HS báo cáo kết quả: + Một giọt máu đào hơn ao nước lã: Những người có quan hệ huyết thống (gia đình, họ hàng) thì thân thiết, gắn bó hơn những người xa lạ.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác