Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐỘNG TỪ
(1 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học:
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. - Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy lấy ví dụ về những từ ngữ miểu tả hoạt động. - GV mời HS chia sẻ. - GV nhận xét và gợi ý: chạy, nhảy, ăn, quát, tập thể dục, đi bộ,... - GV dẫn dắt vào bài: Ở những bài trước, các em đã được học về danh từ và biết danh từ là từ chỉ sự vật. Hôm nay, chúng ta sẽ học về một từ loại mới là động từ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận xét a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Nắm được kiến thức về động từ. - Tìm được từ chỉ hoạt động, trạng thái. b. Tổ chức thực hiện Nhiệm vụ 1: Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái. - GV mời 1 HS đọc BT1: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong những câu dưới đây: a) Các cụ già nhặt cỏ, đối lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. TÔ HOÀI b) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. MAI VĂN TẠO - GV tổ chức cho HS làm việc thảo luận nhóm đôi để tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái trong các câu. - GV mời 1- 2 HS nêu kết quả làm bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Câu có 5 từ chỉ hoạt động là nhặt, đốt, tìm, bắc thổi và 1 từ chỉ trạng thái: trổ. Nhiệm vụ 2: Tìm những sự vật có hoạt động, trạng thái được nói đến ở bài tập 1. - GV mời 1 HS đọc BT2: Các từ vừa tìm được ở BT1 chỉ hoạt động, trạng thái của những sự vật nào? - GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc độc lập để trả lời CH của BT. - GV yêu cầu 1 – 2 HS trả lời CH trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Nhặt cỏ, đốt lá chỉ hoạt động của các cụ già. + Tìm chỗ, bắc bếp, thổi cơm chỉ hoạt động của mấy chú bé. + Trổ chỉ trạng thái của hoa sầu riêng. (Trổ: mọc, nảy). Hoạt động 2: Rút ra bài học a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS nắm được kiến thức về động từ. - Vận dụng vào hoàn thiện BT và trả lời những câu hỏi có liên quan. b. Tổ chức thực hiện - GV đặt yêu cầu: 5 từ chỉ hoạt động và 1 từ chỉ trạng thái mà cac em vừa tìm được là động từ. Vậy ai có thể cho biết Động từ là gì? - GV mời 1 – 2 HS đọc to bài học trong SGK: Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. - GV tổ chức cho các HS khác đọc theo. - GV lấy cho HS ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ trạng thái. VD: + Em đá bóng – “đá” là động từ chỉ hoạt động. + Hoa đang nở - “nở” là động từ chỉ trạng thái. * Khi được dùng với ý nghĩa bị động, động từ chỉ hoạt động sẽ chuyển thành động từ chỉ trạng thái. VD: + Bố em treo quạt lên tường – treo là động từ chỉ trạng thái. + Chiếc quạt treo trên tường – treo là động từ chỉ trạng thái. + Chiếc quạt được treo trên tường – treo là động từ chỉ trạng thái. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS nắm được kiến thức về biện pháp tu từ nhân hóa. - Vận dụng vào hoàn thiện BT và trả lời những câu hỏi có liên quan.
|
- HS lắng nghe, chuẩn bị.
- HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS nêu kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc yêu cầu BT2:
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị.
- HS đọc bài học.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm bài. - HS hoạt động nhóm. |
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra