Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI VIẾT 1: VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ MỘT CÂU CHUYỆN EM THÍCH
(Cấu tạo của đoạn văn)
(1 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học:
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. - Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS kể tên một câu chuyện mà em yêu thích; nêu suy nghĩ của mình về một nhân vật hoặc một chi tiết trong câu chuyện đó. - GV mời HS chia sẻ. - GV nhận xét, khen ngợi và gợi ý cho HS: + Nhân vật Thạch Sanh + Thạch Sanh là người dũng cảm và thật thà. - GV nêu ý kiến về câu trả lời của HS, từ đó, giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta tìm hiểu cấu tạo của đoạn văn viết về một câu chuyện em thích. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận xét a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Nắm được yêu cầu bài tập. - Biết cách nhận xét. b. Tổ chức thực hiện - GV mời 1 HS đọc nhận xét. Cả lớp đọc thầm theo: a. Câu mở đầu có tác dụng gì? b. Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào? - GV yêu cầu HS đọc câu mở đoạn và nêu tác dụng của câu mở đoạn: Câu mở đoạn giới thiệu câu chuyện Ông Yết Kiêu: một câu chuyện em thích vì cách kể chuyện hấp dẫn. - GV tổ chức cho HS đọc lại đoạn văn, làm rõ “cách kể chuyện hấp dẫn”, VD: + Trong câu chuyện có chi tiết rất kì lạ về tài bơi lặn của Yết Kiêu: nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên. Chi tiết phi thường ấy phản ánh một sự thật là ông Yết Kiêu rất tài giỏi, đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc. + Các chi tiết Yết Kiêu đục thuyền giặc, giặc bắt được ông, ông đối đáp với giặc rồi mưu trí trốn thoát làm cho em đọc rất hồi hộp. + Câu chuyện Ông Yết Kiêu đã để lại cho em những ấn tượng rất sâu sắc về nhân và cách kể chuyện của tác giả. Hoạt động 2: Rút ra bài học a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Nhận xét được đoạn văn. - Rút ra bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV cho HS đọc bài học trong SGK. - GV hỏi lại về nội dung bài học: + Đoạn văn viết về một câu chuyện em thích thường viết như thế nào? + Câu mở đoạn dùng để làm gì? + Các câu tiếp theo có tác dụng gì?
|
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu và chuẩn bị vào bài mới.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc bài.
- HS đọc bài.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, chuẩn bị câu trả lời.
- HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác