Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NÓI VÀ NGHE - KỂ CHUYỆN: CỨU NGƯỜI TRƯỚC ĐÃ
(1 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung: Biết kể chuyện và trao đổi cùng các bạn chủ động, tự nhiên, tự tin; nhìn vào mắt người cùng trò chuyện. Cảm nhận được tấm lòng nhân ái của người thấy thuốc: coi việc cứu người là thiêng liêng, quan trọng hơn tất cả.
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện.
Cảm nhận được tấm lòng nhân ái của người thầy thuốc: coi việc cứu người là thiêng liêng, quan trọng hơn tất cả.
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi khởi động, cách chơi: + Học sinh đứng tại chỗ trong lớp học, quản trò đứng phía trên bục giảng. + Người điều khiển hô “chim bay” đồng thời giang hai cánh tay như chim đang bay. Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác và hô theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hộ những vật không bay được như “nhà bay” hay “bàn bay" mà người nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt. - GV dẫn dắt vào bài mới: Biết kể chuyện và trao đổi cùng các bạn chủ động, tự nhiên, tự tin; nhìn vào mắt người cùng trò chuyện. Cảm nhận được tấm lòng nhân ái của người thầy thuốc: coi việc cứu người là thiêng liêng, quan trọng hơn tất cả. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc truyện tranh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS nắm được nội dung câu chuyện. b. Tổ chức thực hiện - GV mời 1 HS đọc yêu cầu BT 1, cả lớp đọc thầm theo: Dựa vào tuyện tranh và các câu mở đoạn, kể lại từng đoạn của câu chuyện. - GV giúp HS hiểu nhiệm vụ: + Chuyển mỗi đoạn truyện tranh này thành một lời kể. + Kết hợp lời dưới tranh và lời nhân vật của các bóng nói để kể đủ chi tiết. - GV mời 1 – 2 HS làm mẫu kể nội dung câu truyện theo tranh 1, tranh 2 (SGK, tr. 118). Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Thực hành kể chuyện trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện Nhiệm vụ 1: Kể chuyện trong nhóm. - GV tổ chức cho HS quan sát tranh, đọc các câu mở đoạn để hình dung nội dung câu chuyện; tập kể chuyện trong nhóm đôi. - GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện yêu cầu của BT. Nhiệm vụ 2: Kể chuyện trước lớp. - GV tổ chức mời HS xung phong kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện. - GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện, HS khác lắng nghe, nhận xét và góp ý (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá về hoạt động của lớp. Hoạt động 3: Trao đổi về câu chuyện a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS kể lại câu chuyện. - HS cùng trao đổi về câu chuyện. b. Tổ chức thực hiện - GV mời 2 – 3 HS phát biểu ý kiến: Điều đáng quý nhất ở thầy thuốc Phạm Bân là gì? - GV tổ chức cho HS nêu cảm nhận riêng dựa vào những gợi ý, VD: + Ông Phạm Bân rất thương người. + Ông rất tận tụy cứu chữa, chăm sóc người bệnh. + Ông coi việc cứu mạng người là quan trọng nhất. + Để cứu người, ông không sợ bị vua trị tội. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. * Văn bản truyện tham khảo: Cứu người trước đã 1. Ông Phạm Bân là quan thái y thời Trần. 2. Ông thường mua thuốc tốt và thóc gạo để dành chữa bệnh cho dân. Gặp người bệnh lở loét, ông cũng không quản ngại. Người nghèo thường được ông nuôi, chữa cho khỏi bệnh mới về.
|
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS quan sát tranh và thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS phát biểu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe, tiếp thu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác