Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: KHO BÁU CỦA EM
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
(10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen với chủ điểm. b. Tổ chức thực hiện Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời CH: Tranh vẽ gì? HS nêu nội dung từng tranh: - GV mời HS chia sẻ. - GV nhận xét, gợi ý: + Tranh 1 vẽ một nhóm người – có thể là thầy cô và 3 HS – đang đàn hát trên một cánh hoa. + Tranh 2 vẽ những bông hoa có gương mặt người. - GV yêu cầu HS đọc nội dung chia sẻ. HS đọc yêu cầu. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời 2 CH: + Em hiểu câu “Người ta là hoa đất” như thế nào? + Vì sao con người được ca ngợi như vậy? - GV tổ chức cho HS trao đổi theo gợi ý trong SGK hoặc nêu suy nghĩ riêng. Nhiệm vụ 2: Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV tổ chức cho một số nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung. Có thể tổ chứ theo hình thức đóng vai, phỏng vấn lẫn nhau. - GV ghi nhận các câu trả lời của HS, hướng dẫn HS nêu lí do khiến các em cho ý kiến của mình là đúng. - GV nhận xét và khen HS. |
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS thảo luận nhóm.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS báo cáo kết quả theo nhóm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
a. Mục tiêu: HS lắng nghe GV giới thiệu chủ điểm, bài đọc mở đầu chủ điểm, chuẩn bị vào bài đọc mới. b. Tổ chức thực hiện - GV chốt lại nội dung chia sẻ: Con người là vốn quý của trời đất. Con người không những đẹp mà còn có tài năng, con người làm đẹp cho Trái Đất. Đó chính là nội dung chủ điểm Người ta là hoa đất. | Giới thiệu chủ điểm và bài đọc mở đầu chủ điểm
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
|
(60 phút)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng Việt. - Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS xem video hoạt hình nói về nhân vật Yết Kiêu đục thuyền: * Video tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=pCLUrSjsAkY * Trò chơi thực hiện như sau: + GV chuẩn bị 2 mảnh giấy ghi các từ: thuyền, bơi lội (bơi lặn). GV yêu cầu một HS diễn tả hành động để các bạn trong lớp đoán được từ. + Kết thúc trò chơi, GV hỏi: Các từ thuyền, bơi lội gợi em nhớ đến những nhân vật nào? (HS có thể kể tên các nhân vật giỏi về bơi lặn, VD: Nguyễn Thị Ánh Viên) - GV chốt nội dung: Nước ta có rất nhiều người giỏi bơi lặn. Một trong những người có tài bơi lặn phi thường là ông Yết Kiêu, một danh tướng thời Trần. Bài đọc hôm nay sẽ cho các em biết ông Yết kiêu đã dùng tài năng và trí thông minh của mình như thế nào để đánh giặc. Chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được bài với giọng đọc diễn cảm. - Giải nghĩa được những từ ngữ khó. - Đọc đúng những từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai. Có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn và viết đúng chính tả. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu: giọng đọc trang trọng, tự hào. - GV yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài (2 lượt). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng (nếu có) cho từng HS: + Đoạn 1: Thời nhà Trần ... sáu, bảy ngày mới lên. + Đoạn 2: Hồi ấy, ... Quân giặc vô cùng sợ hãi. + Đoạn 3: Mãi về sau, cũng không chở hết. + Đoạn 4: Giặc dụ dỗ ông ... không đảm quấy nhiễu nữa. - GV tổ chức cho 3 – 4 HS đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ ngữ: Yết Kiêu, bơi lội, đất liền, dưới nước, sứ giả, lũ giặc, tra khảo, giả vờ, nước Nam, ... (MB); cửa biển, lũ giặc, cái vỏ, chụp lấy, giả vờ, quấy nhiễu,... (MT, MN). + Tra khảo: tra hỏi một cách gắt gao, thường có đánh đạp để lấy lời khai của người bị tra hỏi. + Quấy nhiễu: hoạt động gây hại gần như thường xuyên, không để cho sống yên ổn. - GV hướng dẫn HS đọc câu dài (2 – 3 HS đọc câu), VD: Mãi về sau,/ giặc đem một cải ống nhòm thuỷ tinh có phép nhìn thấu qua nước,/ thấy ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Bấy giờ/ quân giặc đã bị thiệt hại khả nặng,/ lại nghe nói nước Nam nhiều người có tài lặn / nên đành phải quay tàu trở về,/ không dám quấy nhiễu nữa. - GV tổ chức gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn văn. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4. - GV tổ chức cho HS thi đọc nhóm. HS cả lớp bình chọn nhóm đọc tốt nhất. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn. - Hiểu được nội dung của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV mời 1 – 2 HS đọc 5 CH tìm hiểu nội dung bài đọc: + Câu 1. Tìm những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy Yết Kiêu có tài bơi lặn phi thường. + Câu 2. Theo em, vì sao tác giả tưởng tượng Yết Kiêu có tài năng phi thương như vậy? + Câu 3. Yết Kiêu dùng cách nào để đánh giặc? + Câu 4. Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện dũng khí và sự khôn ngoan như thế nào? + Câu 5. Hãy nêu cảm nghĩ của em về ông Yết Kiêu. - GV có thể tổ chức cho HS tìm hiểu bài theo kĩ thuật mảnh ghép. - GV mời HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).
|
- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc bài.
- HS đọc bài.
- HS đọc bài theo hướng dẫn.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS đọc theo nhóm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc CH.
- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ kết quả: (1) Ông lặn xuống biển như đi trên đất liền, sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên.) (2) Tác giả tưởng tượng Yết Kiêu có tài năng phi thường như vậy vì vô cùng khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu rất giỏi bơi lặn, ông đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thuỷ chiến. (3) Yết Kiêu lặn xuống biển, tìm đáy tàu giặc, dùng dùi sắt và búa đục thủng tàu khiến tàu giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. (4) Ông bị tra khảo nhưng vẫn doạ cho quân giặc khiếp sợ. Ông giả vờ đưa giặc đi bắt những người khác, rồi nhảy xuống nước trốn đi. + (5) GV khuyến khích HS nói suy nghĩ cá nhân, VD: Ông Yết Kiêu có tài bơi lội; ông rất yêu nước (xin vua đi đánh giặc); ông là người trí tuệ, thông minh (lừa giặc để trốn thoát);/ Em rất khâm phục ông Yết Kiêu,/ Em rất tự hào vì đất nước ta có một vị anh hùng tài năng như vậy. - HS trả lời CH của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu. |