Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Thực hiện được phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Thực hiện được phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Củng cố hai khái niệm "gấp lên một số lần" và "giảm đi một số lần".
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn khác như: Vật Lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,..; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
Năng lực riêng:
Qua vận dụng quy tắc tính, vận dụng giải quyết các bài toán, HS sẽ:
- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học: Biết sử dụng các phép tính phù hợp để giải quyết bài toán.
- Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề: Diễn đạt nói và viết bài giải, vận dụng kiến thức toán học để giải bài toán có liên quan đến tình huống thực tiễn.
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- SHS Toán 3 KNTT.
- Vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1: LUYỆN TẬP | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Kết bạn". - GV phổ biến luật chơi: + Chia lớp thành hai đội A, B: ● Đội A: Cầm bảng có ghi các phép tính. ● Đội B: Cầm bảng có ghi kết quả. + Sau khi có hiệu lệnh của GV, các bạn ở đội A ghép đôi với bạn ở đội B sao cho phép tính trên bảng của đội A có kết quả tương ứng với đáp án ghi trên bảng của đội B. + Nhóm nào kết xong trước nhất đứng lên trước lớp, nhóm đó là nhóm thắng cuộc. - GV mời tất cả HS tham gia trò chơi. - GV nhận xét, đánh giá, - GV dẫn dắt HS vào tiết học "Bài 29: Luyện tập chung". B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS củng cố kĩ năng tính phép nhân, chia trong phạm vi 100; áp dụng vào các bài toán thực tế. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Tính nhẩm a) 10 × 7 20 × 4 40 × 2 30 × 3 b) 60 : 2 90 : 3 70 : 7 40 : 2 - GV có thể gọi một vài HS và yêu cầu mỗi HS tính nhẩm một ý của câu hỏi. - GV hướng dẫn HS chỉ cần ghi kết quả vào vở ghi như: 10 × 7 = 70. - GV nhận xét, chốt đáp án. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT3 Mai làm được 27 tấm thiệp, số tấm thiệp làm được của Rô-bốt gấp 3 lần của Mai. Hỏi Rô-bốt làm được bao nhiêu tấm thiệp? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc đề và phân tích bài toán (cho biết gì, hỏi gì?), rồi viết bài giải vào vở. - GV lưu ý khi trình bày bài giải, HS không phải viết tóm tắt mà chỉ viết hai bước tính và đáp số (HS viết tóm tắt bài toán theo sơ đồ ra nháp hoặc bảng con). - GV gọi đại diện một số nhóm lên bảng trình bày bài giải. - GV chốt đáp án, nhận xét phần bài làm của HS. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT4 Buổi sáng cửa hàng bán được 30 kg gạo. Số gạo buổi chiều bán được bằng số gạo buổi sáng giảm đi 2 lần. Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc đề và phân tích bài toán (cho biết gì, hỏi gì?), rồi viết bài giải vào vở. - GV lưu ý khi trình bày bài giải, HS không phải viết tóm tắt mà chỉ viết hai bước tính và đáp số (HS viết tóm tắt bài toán theo sơ đồ ra nháp hoặc bảng con). - GV gọi đại diện một số nhóm lên bảng trình bày bài giải. - GV chốt đáp án, nhận xét phần bài làm của HS. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về "gấp lên một số lần" và "giảm đi một số lần" để giải quyết tình huống trong bài toán. b. Cách tiến hành: - Hoàn thành BT2: Mỗi bạn cần đi qua cây cầu nào để lấy được giỏ táo thích hợp? - GV giải thích rõ yêu cầu bài toán: Mỗi bạn cầm một thẻ số, cần đi qua cây cầu A (giảm 2 lần có nghĩa là lấy số trên thẻ giảm đi 2 lần) hoặc cây cầu B (gấp 3 lần có nghĩa là lấy số trên thẻ gấp lên 3 lần), để lấy được giỏ táo thích hợp (ghi kết quả). Chẳng hạn: Rô-bốt đang cầm thẻ số 9, đi qua cây cầu B (gấp 3 lần) sẽ lấy được giỏ táo ghi số 27. - GV yêu cầu HS thử với mọi trường hợp có thể xảy ra, chẳng hạn: Nếu Việt đi qua cây cầu A thì được phép tính 32 : 2 = 16 và lấy được giỏ táo ghi số 16. Nếu Việt đi qua cây cầu B thì được phép tính 32 × 3 = 96, trường hợp này Việt không lấy được giỏ táo nào. Kết luận Việt cần đi qua cây cầu A. - GV cho HS thảo luận nhóm 4. - GV gọi đại diện một số nhóm lên bảng trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt đáp án. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS và rút kinh nghiệm đối với các HS chưa chú ý, chưa tích cực tham gia xây dựng bài; khen ngợi những HS chú ý nghe giảng và tích cực. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Làm các bài tập trong SBT. + Đọc và xem trước các bài tập "Tiết 2: Luyện tập". |
- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi và tham gia trò chơi.
- HS đọc các phép tính và tính nhẩm. - Kết quả: a) 10 × 7 = 70 20 × 4 = 80 40 × 2 = 80 30 × 3 = 90 b) 60 : 2 = 30 90 : 3 = 30 70 : 7 = 10 40 : 2 = 20
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán. - HS thảo luận cặp đôi, phân tích đề bài. - Đại diện nhóm giơ tay lên bảng trình bày bài giải. - Bài giải: Số tấm thiệp của Rô-bốt làm được là: 27 × 3 = 81 (tấm thiệp) Đáp số: 81 tấm thiệp
- HS lắng nghe GV chữa bài.
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán. - HS thảo luận cặp đôi, phân tích đề bài. - Đại diện nhóm giơ tay lên bảng trình bày bài giải. - Bài giải: Số gạo buổi chiều cửa hàng đó bán được là: 30 : 2 = 15 (kg) Đáp số: 15 kg - HS khác quan sát và đối chiếu kết quả bài làm trên bảng.
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán, quan sát tranh.
- HS lắng nghe GV giải thích để nắm rõ yêu cầu bài toán. - HS hoạt động nhóm bốn, thực hiện các phép tính. - Kết quả: Bạn Rô-bốt đi qua cây cầu B để lấy được giỏ táo có số 27. Bạn áo xanh đi qua cây cầu A để lấy được giỏ táo có số 16. Bạn áo đỏ đi qua cây cầu B để lấy được giỏ táo có số 81. Bạn áo vàng đi qua cây cầu A để lấy được giỏ táo có số 12.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm cho tiết học sau.
- HS lắng nghe và thực hiện. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác