Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài mi-li-mét.
- Biết đọc, viết tắt đơn vị đo độ dài mi-li-mét.
- Thực hiện được phép tính cộng, trừ với số đo mi-li-mét.
- Sử dụng được đơn vị mi-li-mét để đo chiều dài của vật.
- Biết được mối liên hệ giữa hai số đo độ dài mi-li-mét và xăng-ti-mét.
- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan tới đơn vị đo độ dài mi-li-mét.
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Qua hoạt động thực hành, đo, cảm nhận độ dài và liên hệ thực tế, HS được phát triển năng lực quan sát, tư duy toán học.
- Thông qua trao đổi, diễn đạt để giải quyết tình huống thực tế, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1: MI-LI-MÉT | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chỉ ra vài vật có số đo nhỏ trong cuộc sống: chiều dài các mảnh giấy, bề dày cuốn sách, chiều rộng que tính, bề dày cái tẩy... - GV yêu cầu HS: Hãy chọn đơn vị đo phù hợp. - GV giới thiệu: "Muốn đo được độ dài các đồ vật này, phải sử dụng một đơn vị đo mới bé hơn xăng-ti-mét để thuận tiện khi đo". - Từ đó GV dẫn dắt vào bài học: "Thước có chia vạch mi-li-mét sẽ giúp các em đo được kích thước các đồ vật trên. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đơn vị đo này qua bài học Bài 30: Mi-li-mét". B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: HS nhận biết được đơn vị đo độ dài mi-li-mét; đọc, viết được đơn vị mi-li-mét; đổi được các số có đơn vị là m, cm sang các số đo có đơn vị là mm. b. Cách thức tiến hành - GV giới thiệu để HS nhận biết vạch chia mi-li-mét trên thước thẳng, cách đọc và cách viết tắt: + Mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài. + Mi-li-mét viết tắt là mm. - GV chia lớp thành các nhóm, hướng dẫn HS thực hành đo với một số đồ vật đã chuẩn bị. Chẳng hạn cách đo mảnh giấy: + Cầm thước: các số ở phía trên, số 0 phía ngoài cùng, bên trái. + Đặt thước: vạch 0 của của thước trùng với một đầu của mảnh giấy. Mép thước sát mép mảnh giấy. Luôn kiểm tra xem có đắt thước đúng hai yêu cầu trên không. + Đọc số đo: đầu còn lại của mảnh giấy trùng vạch nào trên thước thì đọc số đo theo vạch đó (xăng-ti-mét hoặc mi-li-mét). + Viết số đo. - GV giới thiệu mối liên hệ giữa mi-li-mét và xăng-ti-mét, giữa mi-li-mét và mét. 1 cm = 10 mm; 1 m = 1 000mm. - GV yêu cầu HS ghi lại vào bảng con, đọc nhẩm và lặp lại để ghi nhớ cách đổi đơn vị. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS biết cách đọc số đo mi-li-mét trên thước thẳng; nắm được mối quan hệ giữa mi-li-mét với mét, xăng-xi-mét. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 (Hoạt động) Số ? - GV yêu cầu HS đặt thước như SGK, đọc được kết quả đo rồi ghi kết quả vào vở. - GV đặt thêm các câu hỏi để HS khắc sâu biểu tượng và cách đo như: + Nếu không đếm các vạch chia thì có thể biết được đoạn thẳng AB dài bao nhiêu mi-li-mét hay không? + 1 cm bằng bao nhiêu mi-li-mét? + Đoạn thẳng AB dài bao nhiêu cm? - GV mời 3 HS lên bảng hoàn thành. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 (Hoạt động) Số ? - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi. - GV hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đã giới thiệu ở phần Khám phá và các kiến thức đã học để nêu (viết) số thích hợp vào ô có dấu ?. - GV gọi đại diện một số nhóm lên bảng trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt đáp án. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 (Hoạt động) Bạn nào dài hơn? - GV lưu ý HS đây là bài toán đòi hỏi phải có hình dung về độ dài thực tế. - GV yêu cầu HS dựa vào mối liên hệ giữa cm và mm để giải bài. - GV có thể yêu cầu HS đổi về đơn vị mi-li-mét, từ đó trả lời được bạn nào dài hơn. - GV kết luận: Để so sánh độ dài, ta cần đưa về cùng một đơn vị đo. - GV nhận xét, kết luận, đánh giá quá trình học tập của lớp. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS sử dụng thước đo có vạch chia mi-li-mét để thực hành đo các đồ vật. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS đo các đồ vật có kích thước nhỏ bằng thước có vạch chia mi-li-mét. Ví dụ: đo bề dày SHS Toán 3 KNTT, đo chiều rộng của que tính.... * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học: + Nhận biết được đơn vị đo độ dài mi-li-mét. + Đọc, viết được đơn vị mi-li-mét. + Đổi được các đơn vị có số đo là m, cm sang mm. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 –Luyện tập. |
- HS lắng nghe.
- HS giơ tay phát biểu, trình bày lựa chọn của mình.
- HS chăm chú lắng nghe, tiếp thu.
- HS chú ý quan sát, lắng nghe GV.
- HS chia thành các nhóm, tiến hành thực hành đo theo hướng dẫn.
- HS chăm chú lắng nghe.
- HS ghi lại vào bảng con và đọc nhẩm nhiều lần để ghi nhớ.
- HS đọc thầm bài toán.
- HS đặt thước như SGK, đọc và ghi kết quả đo vào vở. - Kết quả: Đoạn thẳng AB dài 20 mm, đoạn thẳng CD dài 30 mm. - HS trả lời câu hỏi: + Nếu không đếm các vạch chia thì vẫn có thể biết được đoạn thẳng AB dài bao nhiêu mi-li-mét. + 1 cm = 10 mm? + Đoạn thẳng AB dài 2 cm, từ đó suy ra AB dài 20 mm.
- HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện bài tập. - Kết quả: a) 1 cm = 10 mm 1 m = 1 000 mm b) 10 mm = 1 cm 1 000 mm = 1 m c) 6 cm = 60 mm 2 cm = 20 mm - HS giơ tay lên bảng trình bày kết quả.
- HS quan sát hình ảnh và thực hiện. - Kết quả: Ta có: 3 cm = 30 mm > 3 mm Vậy bạn Kiến dài hơn.
- HS thực hành đo đồ vật theo yêu cầu.
- HS chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm cho tiết học sau.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
--------------- Còn tiếp --------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác