Soạn siêu ngắn tiếng việt 4 kết nối bài 8: Đò ngang

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn tiếng việt 4 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 8: Đò ngang. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập 1

PHẦN CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Trao đổi với bạn về những điểm giống và khác nhau giữa hai con thuyền trong tranh dưới đây. 

Phần chuẩn bị

Trả lời:

Những điểm giống và khác nhau giữa hai con thuyền trong tranh dưới đây là:

  • Giống: đều là thuyền
  • Khác nhau: thuyền bên trái có kích thước nhỏ còn thuyền bên phải có kích thước lớn. Thuyền bên trái có mái vòm màu đen còn bên phải thì không có, bên phải có cánh buồm màu đỏ. 

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Đò ngang - Võ Quảng

Câu 1: Thuyền mành hiện ra như thế nào trong cảm nhận của đò ngang?

Trả lời:

Trong cảm nhận của đò ngang, thuyền mành hiện ra một cách vạm vỡ, to lớn, giương cao cách buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa trong cảm nhận của  đò ngang. 

Câu 2: Đò ngang nhận ra mình khác thuyền mành như thế nào ?

Trả lời:

Đò ngang nhận ra điểm khác biệt của mình so với thuyền mành là: 

Đò ngang nhận ra đôi bờ của mình quá chật hẹp, muốn vứt bỏ tất cả để được đến một nơi nào đó mới và rộng lớn hơn. 

Câu 3: Theo em, thuyền mành muốn nói gì với đò ngang qua câu: “Ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi”?

Trả lời:

Qua câu: “Ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi”, thuyền mành muốn nói rằng nếu chúng ta có thể khéo léo học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc, chúng ta sẽ khai thác được rất nhiều vốn kiến thức quý giá trong cuộc sống. Sự học hỏi vốn không có giới hạn. Nếu chúng ta nhìn bất cứ vấn đề nào với một quan điểm hạn hẹp, chúng ta sẽ tự mình giới hạn vấn đề ấy. Để học hỏi và tiếp thu những tri thức mới, chúng ta không nên giới hạn môi trường hay thời gian cũng như phương thức học hỏi. Nói cách khác, ta có thể học hỏi với bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu và vào bất cứ lúc nào.

Câu 4: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị của mình như thế nào?

Trả lời:

Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị riêng của mình bằng cách chỉ ra cho đò ngang thấy, ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về và mỗi ngày anh đều đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ. Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. 

Câu 5: Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

  1. Ở đâu cũng có những điều mới lạ cho chúng ta học hỏi.
  2. Mỗi người một việc, việc nào cũng đáng quý.
  3. Người chăm chỉ làm tốt công việc của mình sẽ được tôn trọng và yêu quý. 

Trả lời:

Đáp án đúng là đáp án: A. Ở đâu cũng có những điều mới lạ cho chúng ta học hỏi. và B. Mỗi người một việc, việc nào cũng đáng quý.

=> 

  • Việc học là việc cả đời nên chúng ta sẽ không bao giờ đi được đến tận cùng của bầu trời tri thức
  • Công việc của ai cũng có vai trò và ý nghĩa riêng nên việc nào cũng đáng quý

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Tìm cách giải thích ở cột B phù hợp với thành ngữ ở cột A.

Câu 11

Trả lời: 

trả lời

Câu 2: Thành ngữ nào có thể thay cho bông hoa trong mỗi câu sau?

Câu 2

Trả lời:

Thành ngữ có thể thay thế cho mỗi bông hoa là:

  1. Em rất nể phục bạn Lâm vì bạn ấy là người sáng tạo, dám nghĩ dám làm, giúp lớp em luôn dẫn đầu toàn trường trong các hoạt động chung
  2. Lớp chúng em mỗi người một vẻ, chẳng bạn nào giống bạn nào
  3. Chị ấy miệng nói tay làm, nhanh thoăn thoắt, loáng một cái đã xong việc

(Mỗi bông hoa là mỗi cụm từ in đỏ đậm)

PHẦN VIẾT

Viết báo cáo thảo luận nhóm

Viết báo cáo thảo luận nhóm về một trong các chủ để đưới đây:

Chủ để 1: Kế hoạch quyên góp sách báo tặng các trường vùng khó khăn.

Chủ để 2: Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

  1. Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 7, viết báo cáo theo yêu cầu của đề bài
  2. Đọc soát và chỉnh sửa báo cáo
  1. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi
  2. Chỉnh sửa lỗi của báo cáo

Đọc lại bài viết của em và chỉnh sửa theo nhận xét của thầy cô

Trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội ngày 6 tháng 2 năm 2020

BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM VỀ KẾ HOẠCH QUYÊN GÓP ĐỂ TẶNG CÁC TRƯỜNG VÙNG KHÓ KHĂN

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4A

Hôm nay vào lúc 9 giờ ngày 5 tháng 2 năm 2020, tại phòng học lớp 4A, nhóm 2 đã tiến hành thảo luận chủ đề thảo luận nhóm về:"Kế hoạch quyên góp để tặng các trường vùng khó khăn".

Thành phần tham gia

- Ngọc Như (chủ toạ)

- Bảo Thanh (thư kí)

- Nguyễn Nam Hải, Trần Hoa, Dương Minh, Hà Minh (thành viên)

Sau khi thảo luận, chủ tọa đã thống nhất ý kiến và phân công như sau:

+ Phát động quyên góp, tiếp nhận và trao gửi: Thanh An, Ngọc Quang

+ Thống kê số lượng hiện vật quyên góp: Minh Anh, Chương Tú, Mai Chi

+ Tổng hợp và phân loại: Thanh Bình, Linh Chi, Gia Bách

+ Đóng gói: Ngọc Anh, Bảo Linh, Đình Huy

Người viết báo cáo

Thư kí 

(kí tên) 

Bảo Thanh

PHẦN ĐỌC MỞ RỘNG

Câu 1: Đọc một câu chuyện có nhân vật mang đặc điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách,... (câu chuyện trong cuốn sách em mang đến lớp hoặc mượn từ tủ sách của lớp, thư viện của trường)

Trả lời:

Các em có thể tham khảo truyện sau:

THÁNH GIÓNG

Đời (vua) Hùng Vương thứ Sáu, nước Tàu ở phía bắc chỉ muốn sang chiếm nước Nam ta. Vua Hùng hiện ra dạy sai người đi khắp nước mời thần xuống giúp chống giặc.

Bấy giờ ở làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có một người đàn bà đã 60 tuổi. Một hôm bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên là Gióng.
Gióng lên ba tuổi mà không biết nói.

Một hôm vua Hùng sai người đi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Gióng tự nhiên nói với mẹ mời sứ giả đến. Gióng bảo sứ giả về đúc một con ngựa sắt và một thanh gươm sắt, đưa đến cho chàng đi giết giặc. Bấy giờ Gióng vươn vai thành người lớn, ăn biết bao nhiêu cơm, thịt cũng không no, mặc quần áo rộng cỡ nào cũng thấy chật.

Sứ giả về tâu lại sự việc với vua. Khi đã đem ngựa và gươm sắt đến, Gióng đội mũ, cầm gươm phóng lên ngựa sắt, xông ra trận như bão táp, đi đến đâu Gióng cũng chém giặc như chém cỏ rác. Khi gươm bị gãy, Gióng nhổ các bụi tre bên đường quăng ném vào quân địch.

Đánh tan giặc, Gióng thẳng bay lên núi Sóc, trút bỏ quần áo lại rồi bay thẳng lên trời. 

Ngày nay còn thấy các hồ ao là dấu vết chân ngựa sắt để lại. Khu rừng giặc bị đốt cháy còn mang tên là rừng Cháy. Người dân lập miếu thờ Gióng gọi là thánh Gióng đã hoá thân cứu dân Việt.

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Trả lời:

Các em có thể tham khảo mẫu sau để viết phiếu đọc sách: 

Ví dụ:

  • Tên câu chuyện: Thánh Gióng
  • Tác giả: Nhiều tác giả
  • Ngày đọc: 18/09/2023
  • Nhân vật: Thánh Gióng
  • Nội dung chính: Truyện kể về nhân vật Thánh Gióng có sức mạnh phi thường, đã đánh giặc giúp dân bảo vệ đất nước
  • Đặc điểm nổi bật của nhân vật: Sức mạnh phi thường
  • Điều em học được từ nhân vật: Nhân vật Thánh Gióng khiến em ngưỡng mộ sức mạnh phi thường và tình yêu đối với đất nước, đối với nhân dân
  • Mức độ yêu thích: 5*

Câu 3: Trao đổi với bạn những điều thú vị về câu chuyện em đã đọc. 

Trả lời:

Các em học sinh có thể tự kể, chia sẻ và trao đổi với bạn bè về câu chuyện mà các em đã đọc. Các em còn có thể trao đổi với nhau về tình huống em đọc được câu chuyện, lý do em thích câu chuyện, ý nghĩa của câu chuyện, …

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Tiếng Việt 4 Kết nối bài 8: Đò ngang, giải sách tiếng việt 4 KNTT tập 1 siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 4. VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com