Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài: Ôn tập thực hành tiếng Việt bài 10. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, quan sát những bức ảnh được trình chiếu và tìm những từ với nhiều sắc thái khác nhau được gợi ra từ những bức ảnh đó.
- Ảnh:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 - 3 HS trình bày đáp án trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV có thể gợi mở:
Ảnh |
Từ |
- Cao, lênh khênh, vời vời, chót vót, cao vút,… |
|
- Kẻ trộm, tên trộm, kẻ cắp, kẻ cướp, tên cướp, đồ ăn cắp, kẻ ăn cắp,… |
|
- Nhỏ, bé tí, bé xíu, nhỏ bé, tí hon, nhỏ nhắn, nhỏ tị, nho nhỏ,… |
|
- Chậm, chậm chạp, chậm rãi, chầm chậm, lề mề, thong thả, thong dong, từ tốn, đủng đỉnh, thủng thỉnh… |
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về sắc thái nghĩa của từ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về sắc thái nghĩa của từ. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về sắc thái nghĩa của từ, trả lời câu hỏi: - Sắc thái nghĩa của từ là gì? - Cho ví dụ minh họa. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Sắc thái nghĩa của từ là gì? + Cho ví dụ minh họa. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời những câu hỏi sau: 1. Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ ngữ sau và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau về cách dùng giữa các từ ngữ đó: a. Ngắn và cụt lủn b. Cao và lêu nghêu c. Lên tiếng và cao giọng d. Chậm rãi và chậm chạp 2. Những từ Hán Việt như độc lập, dân chủ, công hàm, lãnh sự, đồng quy, kháng chiến…có thể thay bằng từ thuần Việt được không? Vì sao? 3. Đọc bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và trả lời câu hỏi dưới đây: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Theo em, tại sao Nguyễn Khuyến không dùng từ Hán Việt trong bài “Thu điếu” mà chỉ dùng từ thuần Việt? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra những lưu ý về sắc thái nghĩa của từ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra những lưu ý về sắc thái nghĩa của từ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày những lưu ý khi về sắc thái nghĩa của từ. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Hiểu biết chung về sắc thái nghĩa của từ a. Khái niệm - Sắc thái nghĩa là phần ý nghĩa bổ sung (ý nghĩa biểu cảm) bên cạnh phần nghĩa cơ bản của từ ngữ. - Sắc thái nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ, đánh giá, nhận định,… của người nói, người viết chẳng hạn như sắc thái trang trọng, thân mật, coi khinh… b. Ví dụ - Những từ phụ nữ, nông dân, hi sinh tạo cảm giác trang trọng, nghiêm trang hơn những từ đàn bà, dân cày, chết… - Dùng những từ sinh, phế, phúng, tặng, tẩy… thay cho: đẻ, bỏ, viếng, cho, rửa… Trong câu: Các em quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. => Không dùng từ sống mà dùng từ sinh, không dùng từ chết mà dùng từ tử để tăng sắc thái trang trọng, nghiêm trang.
2. Nhắc lại kiến thức bài học * Phân biệt sắc thái nghĩa của từ a. Ngắn chỉ tính chất trung tính nhưng cụt lủn có sắc thái châm biếm. b. Cao chỉ mang sắc thái trung tính còn lêu ngêu mang sắc thái nghĩa chê bai. c. Lên tiếng chỉ mang sắc thái trung tính còn cao giọng mang sắc thái mỉa mai. d. Chậm rãi chỉ mang sắc thái tích cực còn chậm chạp mang sắc thái tiêu cực.
* Những từ Hán Việt như độc lập, dân chủ, công hàm, lãnh sự, đồng quy, kháng chiến…không nên thay bằng từ thuần Việt bởi đây là những thuật ngữ khoa học có ý nghĩa khái quát cao mà từ thuần Việt không có hoặc không có nghĩa tương đương, dùng từ thuần Việt có thể bị dài dòng.
* Bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến chỉ dùng từ thuần Việt mà không dùng từ Hán Việt vì từ Hán Việt có tính chất trừu tượng, tĩnh gợi cho ta hình ảnh thế giới ý niệm im lìm, tĩnh tại. Còn từ thuần Việt gợi sắc thái sinh động, cụ thể của thế giới thực tại. Nguyễn Khuyến dùng toàn từ thuần Việt để gợi về mùa thu có thực, về nông thôn bình dị, đẹp nên thơ và rất đỗi thân yêu của làng quê Việt Nam. Ông không dùng từ Hán Việt vì nếu dùng thì cảm giác thân quen, gần gũi rất có thể sẽ bị mất đi. Và ở đây, chính các từ thuần Việt đã tạo nên âm hưởng, tạo nên cảm giác thân quen ấy.
3. Tổng kết Lưu ý về sắc thái nghĩa của từ: - Khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần phải quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ. - Nếu không lựa chọn từ ngữ với sắc thái nghĩa phù hợp, chúng ta sẽ không thể diễn tả chính xác thái độ, tình cảm, nhận định…của mình đối với sự việc được đề cập trong câu hoặc đối với người nghe,, người đọc.
|
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập sắc thái nghĩa của từ.
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 chân trời bài: Ôn tập thực hành tiếng Việt bài, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài: Ôn tập thực hành tiếng Việt bài