Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài: Ôn tập văn bản 2 - Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia làm 6 nhóm và chuyển giao dụng cụ học tập là bút màu và khổ giấy lớn để vẽ một bức tranh về mùa thu theo hình dung của nhóm mình trong vòng 8 phút.
- Các nhóm thống nhất và phác họa ý tưởng về mùa thu lên tờ giấy và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV yêu cầu cả lớp sẽ đi xem “triển lãm”.
- GV mời đại diện 1 HS của từng nhóm trình bày ý tưởng trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Thi ca về mùa xuân, mùa hè, mùa đông rất nhiều nhưng mùa thu là nhiều hơn cả, và chất chứa nhiều tâm trạng. Có lẽ trong bốn mùa, thu là mùa gần với tâm hồn người nghệ sĩ hơn cả, nó tác động mạnh tới xúc cảm thẩm mỹ của người nghệ sĩ. Trong chương trình ngữ Văn 7, chúng ta đã được học bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh với những cảm nhận tinh tế của nhà thơ ở phút giao mùa. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu để thấy được cái hay, cái đẹp của thi phẩm “Sang thu”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu, trả lời câu hỏi bằng sơ đồ tư duy: - Trình bày những ý chính của văn bản. - Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Trình bày những ý chính của văn bản. + Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký vào giao dụng cụ là bút và giấy khổ A0 cho mỗi nhóm. - Mỗi nhóm sẽ nhận một câu hỏi, thảo luận và ghi câu trả lời vào tờ A0 với thời gian 2 phút. - Sau 3 phút, các nhóm sẽ luân chuyển giấy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3 và nhóm 3 chuyển cho nhóm 1. - Các nhóm đọc và góp ý bổ sung cho nhóm bạn, cứ như vậy cho đến khi cách nhóm nhận lại tờ A0 của nhóm mình. Từng nhóm sẽ xem xét và xử lí các ý kiến để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm. - Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Khi phân tích, bình luận về cái hay, cái đẹp của khổ 2 bài thơ “Sang thu”, tác giả Vũ Nho đã trình bày những lí lẽ, bằng chứng nào? + Nhóm 2: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu hiện lên như thế nào trong bài thơ “Sang thu” – Hữu Thỉnh? + Nhóm 3: Ở khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận những dấu hiệu của mùa thu? Điều đó được thể hiện ở hình ảnh nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra đặc điểm của văn bản nghị luận từ văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu bằng sơ đồ tư duy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra đặc điểm của văn bản nghị luận từ văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu bằng sơ đồ tư duy. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về sơ đồ tư duy đặc điểm của văn bản nghị luận từ văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV có thể gợi mở theo PHỤ LỤC 5 trang 149. |
1. Hiểu biết chung về văn bản a. Những ý chính của văn bản - Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Đến lượt Hữu Thỉnh, ông lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới - Mùa thu đến với Hữu Thỉnh khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển - Hai khổ thơ đầu của bài Sang thu rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh trong cảm nhận, như hai cành biếc của một cây thơ lạ - Khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó, là nơi cho hai nhánh thơ trên tựa vào để khoe sắc, tỏa hương - Thiên nhiên trong Sang thu chủ yếu là lắng lại, chủ yếu là chừng mực, đúng mức. Con người cũng thế. b. Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của tác phẩm - Mùa thu đến với anh khá đột ngột, bất ngờ, không báo trước. + Bắt đầu là hương ổi thơm náo nức. + Gió se mang hương ổi lan tỏa khắp không gian. + Sương chùng chình qua ngõ. + Cảm giác ngờ ngợ, không tin mùa thu đã về của tác giả. - Cảm giác thực về mùa thu: thiên nhiên được quan sát ở không gian rộng hơn. + Dòng sông khác với những ngày mưa lũ mùa hạ. + Chim bắt đầu vội vã. + Đám mây “vắt nửa mình sang thu”. - Cái gốc trong khổ thơ thứ 3. + Cảm nhận mùa thu bằng những chiêm nghiệm, suy ngẫm. + Sự khác lạ trong những hình ảnh “nắng, mưa, sấm, chớp”. - Cảm nhận, suy nghĩ của tác giả Vũ Nho về bài thơ. + Khái quát vẻ đẹp thiên nhiên và hồn người lúc sang thu. + Ý nghĩa, giá trị của nhan đề “Sang thu”. 2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Khi phân tích, bình luận về cái hay, cái đẹp của khổ 2 bài thơ Sang thu, tác giả Vũ Nho đã trình bày những lí lẽ, bằng chứng - Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn. Bức tranh thu từ những gì vô hình, từ ngõ hẹp chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể với một không gian vừa dài rộng vừa cao vời. + Dòng sông không cuồn cuộn, dữ dội và gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ: “Sông được lúc dềnh dàng” + “Chim bắt đầu vội vã”: những đàn chim chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét. + Đám mây mùa hạ thảnh thơi, duyên dáng “vắt nửa mình sang thu”. b. Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu hiện lên trong bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh - Thiên nhiên: lắng lại, chừng mực, đúng mức. - Con người: một mặt sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm, điềm đạm thêm, mặt khác lại khẩn trương thêm, vội vã thêm. c. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận những dấu hiệu của mùa thu - Khứu giác: hương ổi “phả” vào trong gió se, lan tỏa khắp không gian. - Thị giác: “sương chùng chình qua ngõ” - Xúc giác: hơi gió se đặc trưng của mùa thu.
3. Tổng kết Từ văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu, có thể rút ra đặc điểm của văn bản nghị luận như sau: - Luận đề: đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc. - Luận điểm: + Mùa thu bắt đầu với hương ổi và gió se. + Sự bất ngờ, đột ngột trong tâm trạng nhà thơ. + Bức tranh thu chuyển từ những sự vật vô hình sang những nét hữu hình. + Khổ thứ 3 làm trọn vẹn cái ý “sang thu” của hồn người. + Thiên nhiên sang thu chủ yếu lắng lại, chừng mực, đúng mực. - Bằng chứng khách quan: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. - Ý kiến đánh giá chủ quan: + Đó là một ấn tượng tổng hợp từ những cảm giác riêng về hương, về gió, về sương. + Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự “bắt đầu này”… + Nhưng khổ thứ ba là cái gốc của cây thơ, là nơi cho hai nhánh thơ trên tựa vào… + Thiên nhiên Sang thu chủ yếu là lắng lại, chủ yếu là chừng mực, đúng mức. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 chân trời bài: Ôn tập văn bản 2 - Thiên, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài: Ôn tập văn bản 2 - Thiên