Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 CTST bài: Ôn tập văn bản 1 - Nam Quốc sơn hà

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài: Ôn tập văn bản 1 - Nam Quốc sơn hà. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 6: TÌNH YÊU TỔ QUỐC

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: NAM QUỐC SƠN HÀ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Nam quốc sơn hà (hoàn cảnh sáng tác, bố cục, nội dung, nghệ thuật).
  • Luyện tập theo văn bản Nam quốc sơn hà.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (thể thơ, bố cục, hình ảnh,...); nội dung của văn bản Nam quốc sơn hà.
  • Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài viết. Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quê hương, đất nước, tự hào với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận về đoạn video âm nhạc “Nam quốc sơn hà” – Erik & Phương Mỹ Chi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cảm nhận về đoạn video âm nhạc “Nam quốc sơn hà” – Erik & Phương Mỹ Chi và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu video âm nhạc “Nam quốc sơn hà” – Erik & Phương Mỹ Chi.

Link video: https://www.youtube.com/watch?v=dfNRYqlIsLM

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về việc đưa tác phẩm văn học trung đại “Nam quốc sơn hà” vào âm nhạc hiện đại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới:  

Tổ quốc tôi! Dằng dặc bốn nghìn năm

Nhiều thế hệ thay nhau cầm vũ khí

Chiến đấu hy sinh vì Tự do Độc lập

Để Việt Nam, ngời sáng rạng danh...

Lịch sử đất nước Việt Nam gắn liền với quá trình đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông, gấm vóc. Chúng ta đã phải đối mặt với nhiều kẻ thù đến từ phương Bắc, trong đó có quân Đại Tống đến xâm lược nước ta vào triều đại nhà Lý. Thế nhưng, với tình yêu nước và với hùng tâm tráng khí của quân dân Đại Việt, chúng ta đã dành chiến thắng. Đó cũng là giai đoạn mà bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” đã vang lên. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về văn bản Nam quốc sơn hà.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Nam quốc sơn hà (hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Nam quốc sơn hà.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Nam quốc sơn hà và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Nam quốc sơn hà, trả lời câu hỏi:

- Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

- Bố cục của tác phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

+ Bố cục của tác phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc văn bản Nam quốc sơn hà và trả lời câu hỏi:

+ Nêu thể thơ, ý nghĩa nhan đề, vần, nhịp của tác phẩm.

+ Trong câu 1 bài “Sông núi nước Nam”, tại sao tác giả không sử dụng “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại dùng “Nam đế cư” (vua Nam ở)?

+ Hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ “Sông núi nước Nam”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau:

 Từ nội dung văn bản “Nam quốc sơn hà”, em hãy rút ra đặc trưng của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết đặc trưng thể loại của thơ thất ngôn tứ tuyệt từ văn bản  “Nam quốc sơn hà” bằng sơ đồ tư duy.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày sơ đồ tư duy về đặc trưng thể loại của thơ thất ngôn tứ tuyệt từ văn bản  “Nam quốc sơn hà”.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV gợi mở cho HS theo PHỤ LỤC 1 trang 7.

1. Hiểu biết chung về tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Cho đến nay vẫn chưa xác định được ai là tác giả của bài thơ này.

- Sử cũ chép rằng: năm 1077, quân Tống xâm lược nước ta, vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt, một trong những danh tướng xuất sắc nhất thời Lý, đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe tiếng ngâm bài thơ này trong đền thờ Trương Hống và Trương Hát.

b. Bố cục của tác phẩm

- Khai(câu 1): mở ra vấn đề - Nước Nam là một nước có chủ quyền, có vua.

- Thừa (câu 2): tiếp nối vấn đề ở câu 1 - điều đó được ghi rõ ở sách trời.

- Chuyển (câu 3): chuyển ý - hỏi tội kẻ thù.

- Hợp (câu 4): khép lại toàn bài - quân giặc mà sang xâm lược thì chắc chắn chịu kết cục thảm hại.

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Thể thơ, vần, nhịp, ý nghĩa nhan đề của tác phẩm

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

- Vần: các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối – vần chân.

- Nhịp: 4/3

- Ý nghĩa nhan đề: “Nam quốc sơn hà” dịch sang tiếng Việt là sông núi nước Nam, thể hiện tinh thần yêu nước, khẳng định chủ quyền dân tộc và lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Bài thơ được coi là “Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của nước ta.

b. Nguyên nhân không dùng “Nam nhân cư” mà dùng “Nam đế cư”

- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời).

- Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao

- Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

- Như vậy, tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.

c. Nhận xét giọng điệu của bài thơ

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ngoài nội dung biểu ý còn có nội dung biếu cảm. Để xác định được điều đó chúng ta cần căn cứ vào giọng điệu của bài thơ. Đó là một giọng điệu hùng hồn đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.

 

3. Tổng kết

Từ bài thơ “Nam quốc sơn hà”, có thể rút ra những đặc trưng sau:

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

- Nhịp thơ: 4/3.

- Bố cục 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp.

Hoặc chia bố cục thành 2 phần:

+ 2 câu đầu: khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.

+ 2 câu sau: khẳng định ý chí quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ chủ quyền dân tộc đến cùng.

- Luật: “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” – bài thơ làm theo luật trắc (tiếng thứ 2 của câu 1 là vần trắc).

- Vần: bài thơ vần bằng, hiệp vần chân (chữ cuối của câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau).

- Đối: không quy định chặt chẽ về đối.

 

PHỤ LỤC 1:

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Nam quốc sơn hà.
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

--------------- Còn tiếp ---------------

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 CTST bài: Ôn tập văn bản 1 - Nam Quốc sơn hà

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 chân trời bài: Ôn tập văn bản 1 - Nam, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài: Ôn tập văn bản 1 - Nam

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST (Bản word)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay