Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài: Ôn tập văn bản 2 - Cái chúc thư. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để phân tích video trích đoạn kịch Bệnh sĩ của tác giả Lưu Quang Vũ (âm thanh, ánh sáng, dàn dựng sân khấu, đạo cụ, diễn xuất diễn viên, thông điệp…).
- GV trình chiếu video sau:
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=GB4jSUI2770
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Vũ Đình Long, không nghi ngờ gì nữa, là một trong những nhà hoạt động văn hóa độc đáo và có nhiều ảnh hưởng nhất của nước ta trong thế kỷ XX. Ông là cha đẻ của sân khấu Việt Nam hiện đại, trong khoảng thời gian từ 1925 đến 1945, Vũ Đình Long là người đỡ đầu tài năng và tâm huyết cho rất nhiều tác phẩm văn chương mà ngày nay đã trở thành kinh điển, tiêu biểu là thể loại kịch và niềm tự hào của nền văn học dân tộc. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về một trong những trích đoạn ấn tượng của vở hài kịch Cái chúc thư.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Cái chúc thư, trả lời câu hỏi: - Trình bày xuất xứ của tác phẩm. - Tóm tắt ngắn gọn văn bản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Trình bày xuất xứ của tác phẩm. + Tóm tắt ngắn gọn văn bản. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký vào giao dụng cụ là bút và giấy khổ A0 cho mỗi nhóm. - Từng thành viên sẽ viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy. - Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn các ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy. Lưu ý: mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình. - GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Cái chúc thư và trả lời những câu hỏi sau: +Nhóm 1: Tính chất hài kịch được thể hiện như thế nào ở các nhân vật? +Nhóm 2: Văn bản “Cái chúc thư” thuộc thể hài kịch nào (hài kịch tình huống, hài kịch tính cách)? Vì sao? + Nhóm 3: Nhận xét ngôn ngữ của văn bản “Cái chúc thư” và tư tưởng tác giả truyền tải? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rút ra đặc trưng của thể loại hài kịch từ văn bản “Cái chúc thư” bằng sơ đồ tư duy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra đặc trưng của thể loại hài kịch từ văn bản “Cái chúc thư”. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày sơ đồ tư suy về đặc trưng của thể loại hài kịch từ văn bản “Cái chúc thư”. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV có thể gợi mở theo PHỤ LỤC 7 trang 275 |
1. Hiểu biết chung về tác phẩm a. Xuẩt xứ của tác phẩm - “Gia tài” là tác phẩm do Vũ Đình Long phóng tác từ vở hài kịch Lê-ga-tê Uy-ni-vé-xen của Rơ-nha. - Văn bản “Cái chúc thư” là một trích đoạn từ vở kịch “Gia tài” gồm 4 lớp: III, IV, V, VI. b. Tóm tắt văn bản. Cụ Di Lung lâm bệnh nặng, có thể không qua khỏi. Gia tài của cụ chưa biết sẽ để lại cho ai thừa hưởng. Hy Lạc, Khiết và Lý đã bàn với nhau mời công chứng viên về làm chúc thư giả. Khiết sẽ đóng vai cụ Di Lung, chủ trì việc soạn thảo và lấy lí do tay bị đau, nhờ thư kí làm chứng kí thay vào chúc thư. Ban đầu, Khiết còn lo sợ nếu chuyện lộ tẩy thì sẽ đi tù mọt gông, thế nhưng khi đã nhập vai và lòng tham nổi lên, hắn tự chia cho mình một phần tài sản. Hy Lạc là cháu ruột còn Lý là người hầu cận của cụ Di Lung liên tục ở bên cạnh gào khóc, xót thương nhưng thực chất đều là sự giả tạo, mưu mô để qua mắt nhưng người công chứng. 2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Tính chất hài kịch được thể hiện qua các nhân vật như sau - Các nhân vật trong hài kịch “Cái chúc thư” thuộc nhiều tầng lớp: quý tộc, người hầu, quan chức,… * Nhân vật Hy Lạc và Lý Chesnyshevki cho rằng cái hài hước là cái xấu “cố tình tỏ ra là đẹp”. Nhân vật hài kịch chính là sự đối lập giữa phẩm chất bên trong với những biểu hiện bên ngoài gây ra tiếng cười. Hai nhân vật là Hy Lạc và Lý chính là biểu hiện cho tính chất đó. Hy Lạc nói: “Trời Phật chứng cho, chỉ vì tình yêu mà chúng tôi phải làm việc ám mội này”. Đặc trưng của hài kịch chính là ở chỗ “cái xấu nhưng không biết mình là xấu, mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức”. - Trong quá trình Khiết đóng vai cụ Di Lung để phân chia tài sản, Hy Lạc và Lý không ngừng gào khóc thảm thiết bên cạnh. Cứ mỗi điều khoản trong chúc thư được ghi xuống là một lần Hy Lạc và Lý lại “vờ khóc”, “vờ đau đớn”, thậm chí cũng vào vai rất chuyên nghiệp “ngã xuống như là ngất đi”, “vờ như cảm động, chấm nước mắt”. Trước mặt thư kí và người công chứng là thế, mà sau lưng hai người thầm bàn với nhau về tài sản: “nói sẽ”, “nói riêng”, “bảo sẽ”. Một người là cháu trai, một người là người hầu cận, vậy mà chỉ tham lam nhằm đến tài sản. => Những hành động ấy tạo nên sự lố bịch, giả tạo, là tiếng cười trào phúng, chế giễu. *Nhân vật Khiết: - Khiết là người hầu của Hy Lạc nhưng bỗng chốc lại trở thành cụ Di Lung, đứng ra phân chia tài sản. - Mới đầu, hắn lo sợ chuyện bại lộ thì phải đi tù, mặc đồ của cụ Di Lung sợ lây bệnh, rồi tâm trạng “bồi hồi, không sao nén được”. - Nhưng khi thấy viên công chứng không hề phát hiện ra, Khiết lại càng tự tin nhập vai một cách xuất sắc hơn, hắn không những làm theo lời Hy Lạc dặn mà còn tham lam, mưu mô khi biết tự chia hai trăm ngàn cho mình. Từ vị trí chủ mưu, Hy Lạc giờ đây cũng chỉ biết thuận theo ý Khiết. Khiết còn bày tỏ muốn án táng ở cách xa nơi bọn quan tham ô, “chúng nó ăn bẩn hại dân, tôi ghét lắm”. Càng cho thấy sự lố bịch, giả tạo, hắn đã nhập vai một cách quá xuất sắc. b. Thể hài kịch của “Cái chúc thư” Văn bản “Cái chúc thư” thuộc thể hài kịch tính cách. Vì: - Hài kịch tình huống là tiếng cười nhằm châm biếm, đả kích những hoàn cảnh, những môi trường đời sống lố bịch, nhố nhăng, méo mó, nghịch dị. Với thể này, cốt truyện có vai trò quan trọng trong kết cấu. - Trong khi đó, hài kịch tính cách đưa lên cái xấu, cái khiếm khuyết chưa hoàn thiện trong bản chất của con người. Cốt truyện chỉ là một trong những phương tiện thể hiện tính cách. Văn bản “Cái chúc thư” không hề đả kích, lên án một môi trường sống cụ thể nào, chỉ chế giễu, phê phán những sự lố bịch, giả tạo, tham lam của con người. Nên nó thuộc thể hài kịch tính cách. c. Ngôn ngữ của văn bản “Cái chúc thư" và tư tưởng của tác giả. - Ngôn ngữ: văn bản chủ yếu dùng lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau, không có lời độc thoại. Ngôn ngữ của văn bản cũng mang nét đặc trưng của hài kịch: giản dị, gần gũi với đời sống, góp phần thể hiện tính cách nhân vật. - Tư tưởng tác giả truyền tải là phê phán sự tham lam, coi trọng vật chất hơn tình nghĩa gia đình, chế giễu sự lươn lẹo, mưu mô, sự lố bịch, giả tạo, không chỉ có Khiết mới vào vai cụ Di Lung, cả Hy Lạc và Lý cũng đang nhập vai diễn của chính mình là người cháu, người hầu hiếu thảo, nghĩa tình. 3. Tổng kết Từ văn bản “Cái chúc thư”, có thể rút ra đặc trưng thể loại hài kịch như sau: - Nhân vật: + Thuộc nhiều tầng lớp: người hầu (Khiết, Lý), quý tộc (cụ Di Lung, Hy Lạc). + Đại diện cho nhiều thói xấu của XH: tham lam, coi trọng vật chất. - Hoạt động: + Khiết nhập vai xuất sắc để đóng giả cụ Di Lung. + Hy Lạc và Lý nhập vai người cháu và người hầu yêu thương, xót xa cụ Di Lung. + Lời nói và cử chỉ của nhân vật bộc lộ bản chất giả tạo, lố bịch, tham lam. - Xung đột kịch: cái thấp kém với cái thấp kém. - Lời thoại: + Chủ yếu là lời đối thoại. + Góp phần thúc đẩy xung đột. - Chỉ dẫn sân khấu: ngắn gọn, xúc tích. - Thủ pháp trào phúng: + Tăng tiến về hành động khóc thương cụ Di Lung. + Tính không hợp tình thế của nhân vật: những kẻ chiếm đoạt tài sản lại đang khóc thương cụ Di Lung. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 chân trời bài: Ôn tập văn bản 2 - Cái, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài: Ôn tập văn bản 2 - Cái