Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài: Ôn tập văn bản 1 - Ông giuốc-đanh mặc lễ phục. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia làm 4 nhóm và chuyển giao dụng cụ học tập gồm bút màu và giấy A0.
- Các nhóm sẽ vẽ lại diễn biến của vở kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục bằng hình minh họa một cách sáng tạo nhưng vẫn bám sát nội dung sách giáo khoa trong 10 phút.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 HS của từng nhóm trình bày ý tưởng về hình vẽ trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Mô-li-e là nhà hài kịch lớn của thế giới và sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp. Những vở kịch của ông tạo ra những tiếng cười vui tươi nhưng ẩn sau đó là sự châm biếm, chế giễu của thói hư tật xấu của con người trong xã hội Pháp đương thời. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về vở hài kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, trả lời câu hỏi: - Trình bày hoàn cảnh sáng tác, bố cục của tác phẩm. - Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Trình bày hoàn cảnh sáng tác, bố cục của tác phẩm. + Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục và trả lời câu hỏi bằng sơ đồ tư duy: +Nhóm 1: Xem xét số lượng và nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh càng về sau kịch càng sôi động. +Nhóm 2: Nhận xét về ông Giuốc-đanh khi nghe đám thợ phụ nịnh hót? ? Việc thưởng tiền chứng tỏ Giuốc-đanh đang khao khát điều gì? Tính cách nào được bộc lộ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
|
1. Hiểu biết chung về tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác, bố cục của tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: + Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” gồm 5 hồi, được ra đời là theo lời đề nghị của vua Lu- i XIV, nhân dịp đón tiếp xứ quán Thổ Nhĩ Kì. + Văn bản “Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục” được trích từ cảnh 5 hồi 2. - Bố cục: 2 phần + Phần 1: (Từ đầu → các nhà quý phái) Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và bác phó may trước khi mặc lễ phục. + Phần 2: (Còn lại) Cuộc đối thoại của ông Giuốc- đanh và những tay thợ phụ sau khi mặc lễ phục. b. Tóm tắt tác phẩm Lão Giuốc- đanh đã ngoài 40, cục mịch, xấu xí, dốt nát, ngờ nghệch… Nhờ buôn dạ mà trở nên giàu có. Lão muốn trở thành quý tộc. Lão mời thầy triết về nhà để học rất nhiều môn. Sau khi muốn trở thành nhà bác học, lão Giuốc-đanh lại muốn có bộ lễ phục đẹp nhất triều đình. Phó may và bốn thợ phụ kéo đến để mặc thử lễ phục cho lão. Lão được chúng tâng bốc từ ông lớn, cụ lớn lên đức ông. Chúng lợi dụng sự hỡm hĩnh, ngờ nghệch của tên trưởng giả học làm sang để nịnh hót, moi tiền của lão. 2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Số lượng và nhân vật tham gia ở mỗi cảnh chứng minh vở kịch càng về sau càng sôi động * Số lượng nhân vật: - Cảnh trước: có 4 nhân vật là ông Giuốc-đanh, bác phó may, tay thợ phụ và gia nhân. - Cảnh sau: có thêm 4 tay thợ phụ nữa là đông hơn, sôi động hơn. * Hoạt động: - Cảnh trước: có ông Giuốc-đanh và bác phó may nói chuyện. - Cảnh sau: cũng chỉ có 2 người là ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ (người mang bộ lễ phục đứng ở cảnh trước) nói chuyện, nhưng ta hình dung 4 tay thợ phụ kia xúm xít và ông Giuốc-đanh tuy nói chuyện vưới mọt người mà như nói với tốp thợ phụ 5 người. - Cảnh trước chủ yếu là lời đối thoại (tất nhiên có kèm cử chỉ), sang cảnh sau khán giả không chỉ được nghe những lời đối thoại mà còn được xem các tay thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục => kịch sôi động hẳn lên. - Hơn nữa trên sân khấu còn có cảnh nhảu múa và âm nhạc rộn ràng => vở kịch càng sôi động, náo nhiệt. b. Tính cách và khao khát của nhân vật Giuốc-đanh Khi nghe đám thợ phụ nịnh hót, nhân vật ông Giuốc-Đanh đã bộc lộ rõ thói trưởng giả học làm sang của mình. - Tay thợ phụ lợi dụng ông ta. Nếu anh này cứ gọi ông Giuốc-đanh như thông thường (ông hoặc ngài) thì đã không có chuyện gì xảy ra (và chắc cũng không được tiền uống rượu). Đằng này lại xưng tôn là "ông lớn", lại đúng vào lúc ông đang mặc lễ phục và say sưa với cảm giác trở thành quý phái. Thế là y được thưởng vì tiếng "ông lớn" sang trọng ấy. - Tay thợ phụ ranh ma này nắm thóp được ông Giuốc-đanh thì liên tiếp tung ra những câu nịnh hót để moi tiền. Và y đã rất thành công. Những tiếng "cụ lớn", rồi "đức ông" đều đem lại cho y tiền thưởng. Không phải ông Giuốc-đanh không nghĩ gì đến túi tiền của mình (Nó như thế là phải chăng, nếu không ta không mất tong cả tiền cho nó thôi) mà là tại vì cái mộng quý phái còn lớn hơn cả sự tiếc tiền! Như vậy cũng đủ thấy tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh mạnh đến mức nào. => Ông Giuốc-đanh là một người háo danh, ưa nịnh, ngu dốt nhưng vấn khao khát được làm quý tộc, lại còn gặp phải tay thợ phụ ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền. c. Quan điểm, thái độ của Mô-li-e Qua việc khắc họa những tính cách đó, Mô - li - e không chỉ đem đến cho người đọc những tiếng cười hài hước mà còn thể hiện thái độ phê phán, chế giễu sâu cay: - Ông phê phán, những thói rởm cả trong tầng lớp quý tộc, cả trong bọn giả danh của giai cấp tư sản, bọn trưởng giả muốn học làm sang, và đứng về phía nhân dân tỉnh táo (tức khán giả) để chửi thẳng vào bọn dối nát, ngu xuẩn đó. - Ông đã dựng lên hai loại người với những nét tâm lý khác nhau, nhưng lại biết kiếm chác những cái cần thiết. Ông Giuốc-đanh thừa tiền, vô học, muốn kiếm cái danh vì ông rất háo danh. Bọn phó may vô tài, biển lận, muốn kiếm thật nhiều tiền vì chúng rất hám tiền. Hai bên đều đạt mục đích cả. Một bên được cái danh hão, còn một bên được tiền thật. Cái đáng mỉa mai hài hước cũng toát lên từ đó. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 chân trời bài: Ôn tập văn bản 1 - Ông, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài: Ôn tập văn bản 1 - Ông