Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài: Ôn tập văn bản 2 - Qua Đèo Ngang. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV trình chiếu video âm nhạc “Qua Đèo Ngang” – Tber, Trunky & An.
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=bUos6TOQwcc
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về việc đưa tác phẩm văn học trung đại “Qua Đèo Ngang” vào âm nhạc hiện đại. Nội dung bài hát có thay đổi nội dung bài thơ gốc không?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Qua Đèo Ngang, trả lời câu hỏi: - Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. - Nội dung chính của tác phẩm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. + Nội dung chính của tác phẩm. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký vào giao dụng cụ là bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm. - Từng thành viên sẽ viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy. - Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn các ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy. Lưu ý: mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình. - GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Qua Đèo Ngang và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Xác định cảm hứng chủ đạo, giọng điệu của bài thơ. + Nhóm 2: Cảnh Đèo Ngang được gợi tả như thế nào trong bốn câu thơ đầu? Cảnh đó góp phần thể hiện tâm trạng gì của tác giả? + Nhóm 3: Tâm trạng của bà huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang được thể hiện theo cách thức nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau: Từ nội dung văn bản “Qua Đèo Ngang”, em hãy rút ra đặc trưng của thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường bằng sơ đồ tư duy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết đặc trưng thể loại của thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường qua bài “Qua Đèo Ngang” bằng sơ đồ tư duy. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày sơ đồ tư duy về đặc trưng thể loại của thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường qua bài “Qua Đèo Ngang”. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV gợi mở cho HS theo PHỤ LỤC 2 trang 23. |
1. Hiểu biết chung về tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - Bài thơ được viết khi Bà Huyện Thanh Quan lần đầu tiên xa nhà xa quê để vào Huế. Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX. b. Nội dung chính Bài thơ Qua Đèo Ngang thể hiện tâm trạng cô đơn và nỗi hoài cổ của tác giả trước cảnh vật nơi Đèo Ngang. Qua đó, thể hiện được sự yêu mến non sông, thiên nhiên đất nước. Cảnh vật được tác giả miêu tả vô cùng tiêu điều và hoang sơ, nói lên nỗi buồn, nỗi cô đơn trong sâu thẳm tâm hồn nhà thơ.
2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Xuyên suốt bài thơ là cảnh Đèo Ngang thoáng đãng nhưng heo hút, tuy có bóng dáng con người nhưng vô cùng ít ỏi. Ẩn sâu trong đó là tâm trạng cô đơn, nỗi buồn hoài cổ của nhà thơ khi đứng trước cảnh Đèo Ngang. Bài thơ chứa chan cảm xúc của tác giả, là một bài thơ hay cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ. b. Cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu - Nội dung cần làm rõ: Khung cảnh nơi Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả qua cảnh vật đó. - Phạm vị phân tích: Bốn câu đầu của bài thơ. - Dung lượng: Khoảng 10 – 12 câu. - Khi phân tích cần lưu ý: + Khung cảnh nơi Đèo Ngang: Thời điểm: “xế tà” – chiều tàn. Không gian: “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” – hoang sơ, bao la, rộng lớn. Con người: “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà” – ít ỏi, lẻ loi. => Khung cảnh thiên nhiên hoang vắng, rộng lớn của Đèo Ngang đối lập với sự nhỏ bé, ít ỏi của con người nơi đây được thể hiện bằng những hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng (cỏ cây, đá, lá, hoa), từ láy đặc sắc (lom khom, lác đác), điệp từ (chen), nghệ thuật đảo ngữ và đối xứng (thể hiện rất rõ trong câu 3 – 4). c. Tâm trạng của bà huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang được thể hiện qua cách thức Mượn cảnh để thể hiện tình cảm - Cảnh: đó là cảnh tượng của một vùng non nước bát ngát tuy có thấp thoáng sự sống của con người nhưng vẫn hoang sơ, hiu hắt, quạnh vắng - Tình:Nỗi buồn bâng khuâng, man mác, hiu hắt, quạnh vắng 3. Tổng kết Từ bài thơ “Qua Đèo Ngang”, có thể rút ra những đặc trưng sau: - Thể thơ: thất ngôn bát cú luật Đường. - Nhịp thơ: 4/3. - Bố cục 4 phần: đề, thực, luận, kết. Trong đó: + Đề – hai câu đầu: Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang. + Thực – hai câu tiếp: Cuộc sống của con người ở Đèo Ngang. + Luận – hai câu tiếp: Tâm trạng của tác giả. + Kết – hai câu cuối: Nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả. Hoặc chia bố cục thành 2 phần: + Bốn câu đầu: Miêu tả bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người nơi Đèo Ngang. + Bốn câu sau: Tâm trạng hoài cổ, nỗi nhớ nước, thương nhà da diết, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của nhà thơ. - Luật: “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” – bài thơ làm theo luật trắc (tiếng thứ 2 của câu 1 là vần trắc). - Vần: bài thơ vần bằng, hiệp vần chân (chữ cuối của câu 1, 2, 4 và 6, 8 hiệp vần với nhau). - Đối: câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. |
PHỤ LỤC 2:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 chân trời bài: Ôn tập văn bản 2 - Qua, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài: Ôn tập văn bản 2 - Qua