Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 CTST bài: Ôn tập văn bản 2 - Đề đền Sầm Nghi Đống

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài: Ôn tập văn bản 2 - Đề đền Sầm Nghi Đống. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 10: CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: ĐỀ ĐỀN SẦM NGHI ĐỐNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống (hoàn cảnh sáng tác, bố cục, niêm, luật, vần, đối…).
  • Luyện tập theo văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống.
  • Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính trong thơ trào phúng.
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết. Nhận biết và phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi chia sẻ về những bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương mà em biết.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương mà em biết và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Chia sẻ những bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống (hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống, trả lời câu hỏi:

- Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ.

- Trình bày nội dung chính của tác phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ.

+ Trình bày nội dung chính của tác phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 3 nhóm, đọc văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống và trả lời câu hỏi sau:

+Nhóm 1: Nhóm hiểu thế nào về hai câu thơ

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo”

+ Nhóm 2: Nhóm hiểu thế nào về hai câu thơ

“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”

+ Nhóm 3: Nhận xét về ngòi bút trào phúng của Hồ Xuân Hương trong bài “Đề đền Sầm Nghi Đống”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau:

 Từ nội dung văn bản “Đề đền Sầm Nghi Đống”, em hãy rút ra đặc trưng của thể thơ trào phúng bằng sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết đặc trưng thể loại của thơ trào phúng từ văn bản  “Đề đền Sầm Nghi Đống” bằng sơ đồ tư duy.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày sơ đồ tư duy về đặc trưng thể loại của thơ trào phúng từ văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV gợi mở cho HS theo PHỤ LỤC 7 trang 229.

1. Hiểu biết chung về tác phẩm

a. Nhan đề

- Nhan đề bài thơ cho ta thấy đối tượng mà Hồ Xuân Hương hướng đến.

- Bài thơ nhắc người đọc nhớ đến một sự kiện lịch sử oanh liệt của dân tộc ta. Tết Kỷ Dậu 1789, Vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Xác giặc chất cao như núi tại gò Đống Đa: “Thành Nam thập nhị kình nghê quán” (Phía Nam thành Thăng Long mười hai gò xác giặc). Đồn Khương Thượng bị tiêu diệt, tướng giặc Sầm Nghi Đống thất trận, khiếp đảm đã thắt cổ chết thảm hại, hàng vạn giặc bị giết: “Một trận rồng lửa giặc tan tành” (Ngô Ngọc Du).

- Mấy chục năm sau, Hồ Xuân Hương đi qua ngôi đền tên tướng giặc Sầm Nghi Đống do Hoa kiều dựng lên, tức cảnh làm bài thơ này.

b. Nội dung chính

Bài thơ chính là tức cảnh độc đáo của Hồ Xuân Hương, mang một hàm ý sâu xa. Đánh giá nhân cách – sự anh hùng – của Sầm Nghi Đống, nữ sĩ muốn nói lên “tầm vóc” của nữ sĩ phương Nam. Bà đã ý thức và tự hào về tài năng, phẩm hạnh của mình, của giới mình. Bà đã chế giễu nhân cách tầm thường, cách xử sự tầm thường của những kẻ mày râu, những “trang nam nhi”, “bậc quân tử” bất tài, vô hạnh trong xã hội.

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Hai câu thơ đầu

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo”

- Hai câu đầu tả ngôi đền và cách nhìn của nữ sĩ. Hồ Xuân Hương nhân tiện đi qua, vô tình “trông ngang” mà chợt “thấy” ngôi đền của quan Thái thú. Bà mỉm cười và nghĩ: một tướng giặc đi cướp nước người thất trận (vô dũng, vô mưu) đã hèn hạ thắt cổ chết. “Trăm năm bia đá chẳng mòn – Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Bà ứng khẩu thành thơ: “Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo”.

- “Ghé mắt trông ngang” là một cái nhìn bằng nửa con mắt, khinh dẻ. Ngôn từ và giọng điệu thơ bỡn cợt, khinh thị, sắc  họn.

- “Kìa” là đại từ để trỏ một vật từ xa. Trong văn cảnh từ “kìa” biểu cảm sự ngạc nhiên đến khó hiểu. Sầm Nghi Đống cầm quân bị đánh tơi tả, thắt cổ chết nhục nhã mà nay lại được đền thờ ư? Khó hiểu quá! Hài hước quá!

b. Hai câu thơ sau

“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”

- “Đây” là đại từ nhân xưng, chỉ dùng trong đối ngoại suồng sã, thân mật giữa những người cùng vai phải lứa, ngang hàng. Đối thoại với quan Thái thú thần linh mà nữ si xưng là “đây”, thế là xược, rất coi thường.

- Rồi nữ sĩ lại đem mình ra, một người đàn bà Giao Chỉ, so sánh với vị tướng Thiên triều về cái “sự anh hùng” mới lạ chứ? Hồ Xuân Hương không viết: “sự nghiệp anh hùng” vì trang trọng, không hợp giọng điệu và thái độ cần có nên có đối với vị “thần” ấy.

- “Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?” – câu thơ châm biếm nhắc lại cái chết nhục nhã, hèn nhát của tên tướng giặc phương Bắc. Một câu hỏi tu từ rất “đắt”, xuất hiện đúng lúc, đặt đúng chỗ làm cho sự giễu cợt, hài hước nhân lên mười lần.

c. Nghệ thuật trào phúng

- Trong bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống, tác giả đã sử dụng ngòi bút châm biếm, đả kích tên tướng giặc bại trận qua những cum từ đầy sự mỉa mai, thách thức: “sự anh hùng”, “há bấy nhiêu”,… Ngoài ra, bà còn mượn cớ để chế giễu cách sử xự đáng khinh bỉ của những “trang nam nhi” bất tài, vô dụng và tự hào về giới của mình.

3. Tổng kết

 - Từ văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống, có thể rút ra những đặc trưng của thơ trào phúng như sau:

+ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hoá cao độ từ giọng điệu, ngôn từ đến ý thơ.

+ Cách nhìn, cách tả, cách so sánh và suy nghĩ cho thấy một lối nói trào phúng, sắc nhọn.

+ Bút pháp trào phúng: giễu nhại (“ghé mắt”, “kìa”, “đây”, “sự anh hùng”…)

+ Cung bậc trào phúng: mỉa mai, châm biếm, đả kịch, linh hoạt từ cung bậc này sang cung bậc khác.

+ Mục đích: Ngòi bút trào phúng của Hồ Xuân Hương luôn thể hiện một cái tôi mạnh mẽ, bản lĩnh. Sự khẳng định ấy thể hiện trong việc nhận thức giá trị bản thân, khẳng định giá trị bản thân, thể hiện trong cách nhìn của bà về các thói hư tật xấu trong đời sống, và còn thể hiện ở lòng tự tôn dân tộc.

PHỤ LỤC 7

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống.
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

--------------- Còn tiếp ---------------

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 CTST bài: Ôn tập văn bản 2 - Đề đền Sầm Nghi Đống

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 chân trời bài: Ôn tập văn bản 2 - Đề, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài: Ôn tập văn bản 2 - Đề

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay