Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 CTST bài: Ôn tập văn bản 2 - Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài: Ôn tập văn bản 2 - Viên tướng trẻ và con ngựa trắng. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 9: ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: VIÊN TƯỚNG TRẺ VÀ CON NGỰA TRẮNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng.
  • Luyện tập theo văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng.
  • Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng lịch sử, tự hào về cốt cách kiên cường của dân tộc.
  • Thúc đẩy tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia lớp thành 4 nhóm chơi trò chơi “Giải câu đố lịch sử”.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về câu đố lịch sử và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm và tham gia trò chơi giải câu đó lịch sử.

- GV chuyển giao dụng cụ học tập là 1 chiếc chuông bấm để bàn, 4 đội cử ra 1 HS đại diện lên giành quyền bấm chuông. Nhóm nào bấm chuông nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời, nhóm nào giải được nhiều câu đố nhất sẽ giành chiến thắng.

- Nếu nhóm giành được quyền trả lời nhưng đưa ra đáp án sai, 3 nhóm còn lại sẽ có cơ hội trả lời, đến khi có được đáp án đúng.

- GV chiếu những câu đố sau:

STT

Câu đố

1

Móng rùa thần tặng vua nào?

2

Đố ai trên Bạch Đằng Giang,

Làm cho cọc nhọn, dọc ngang sáng ngời

Phá quân Nam Hán tơi bời,

Gươm thần độc lập giữa trời vung lên

3

Tướng nào bẻ gậy phò vua ?

4

Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng ?

5

Tây Sơn có nữ tướng tài ?

6

Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?

7

Thù chồng nợ nước hỏi ai,

Đuôi quân tham bạo, diệt loài xâm lăng

Mê Linh nổi sóng đất bằng,

Hát giang ghi dấu hơn căm đến giờ.

8

Vì nhà, vì nước giao tranh

Thanh gươm, yên ngựa, phá thành, dốc quân

Sa cơ nào quản tấm thân,

Mặc voi giày xéo, chết gần chồng con. 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của từng nhóm giải câu đố.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV có thể gợi mở như sau:

STT

Câu đố

Đáp án

1

Móng rùa thần tặng vua nào?

An Dương Vương

2

Đố ai trên Bạch Đằng Giang,

Làm cho cọc nhọn, dọc ngang sáng ngời

Phá quân Nam Hán tơi bời,

Gươm thần độc lập giữa trời vung lên

Ngô Quyền

3

Tướng nào bẻ gậy phò vua ?

Quang Trung

4

Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng ?

Lê Lợi

5

Ai làm vua ở đồng lầy,

Ai thường tập trận với bầy trẻ trâu.

Triệu Quang Phục

Đinh Bộ Lĩnh

6

Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?

Lý Công Uẩn

7

Thù chồng nợ nước hỏi ai,

Đuôi quân tham bạo, diệt loài xâm lăng

Mê Linh nổi sóng đất bằng,

Hát giang ghi dấu hơn căm đến giờ.

Hai bà Trưng

8

Vì nhà, vì nước giao tranh

Thanh gươm, yên ngựa, phá thành, dốc quân

Sa cơ nào quản tấm thân,

Mặc voi giày xéo, chết gần chồng con. 

Bùi Thị Xuân

 

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng, trả lời câu hỏi:

- Trình bày xuất xứ văn bản.

- Xác định nhan đề, thể loại, phương thức biểu đạt và nội dung của từng hồi trong văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Trình bày xuất xứ văn bản.

+ Xác định nhan đề, thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký vào giao dụng cụ là bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm.

- Từng thành viên sẽ viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy.

- Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn các ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy.

Lưu ý: mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình.

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng, trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Nêu những chi tiết thể hiện phẩm chất của người anh hùng Hoài Văn Hầu được thể hiện trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng.

+ Nhóm 2: Tìm những câu văn miêu tả lá cờ. Hình ảnh lá cờ có ý nghĩa như thế nào?

+ Nhóm 3: Ý nghĩa của văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng mà nhóm rút ra được là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau:

 Từ nội dung văn bản “Viên tướng trẻ và con ngựa trắng”, em hãy rút ra đặc trưng của truyện lịch sử bằng sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết đặc trưng truyện lịch sử từ văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng bằng sơ đồ tư duy.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày sơ đồ tư duy về đặc trưng đặc trưng truyện lịch sử từ văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV gợi mở cho HS theo PHỤ LỤC 6 trang 181.

 

 

 

 

 

 

1. Hiểu biết chung về văn bản.

a. Xuất xứ văn bản

- Xuất xứ: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng gồm các chương VIII, IX, XI, XIII của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (gồm 18 chương”.

- Tác phẩm kể về Trần Quốc Toản – Hoài Văn Hầu, người anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn đã cùng quân tướng nhà Trần lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược.

b. Nhan đề, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung của từng hồi trong văn bản.

- Nhan đề: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng do người biên soạn sách tự đặt trong đó “viên tướng trẻ” là Trần Quốc Toản, “con ngựa trắng” là con ngựa chàng cưỡi ra chiến trường để chiến đấu.

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

- Thể loại: truyện lịch sử viết bằng chữ quốc ngữ.

- Nội dung của từng chương:

+ Hồi thứ hai: thuật lại việc ăn mừng của quân lính và phò Trịnh Tông lên phủ đường sau khi giết chết anh em Quận Huy, chúa nhỏ vì sợ hãi mà bệnh nặng qua đời. Quân lính chưa hả giận xin phá dinh cơ của anh em Quận Huy, gây náo loạn kinh thành nên Trịnh Công phải chém đầu thị uy mới chấm dứt.

+ Hồi thứ mười bốn: thuật lại chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung cùng nghĩa quân Tây Sơn và sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh cùng số phận lũ vua tôi phản nước hại dân Lê Chiêu Thống.

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Những chi tiết thể hiện phẩm chất của người anh hùng Hoài Văn Hầu

* Ngoại hình:

- “Mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm gia truyền, ngồi trên một con ngựa trắng phau”.

- “Thần tướng là một người trẻ tuổi, mặt đẹp như ngọc, ngồi trên lưng một con ngựa bạch, tay cắp ngang một ngọn giáo”.

-“Một người tướng trẻ, mặc áo bào đỏ, cưỡi ngựa trắng”.

 => Miêu tả ngoại hình của Hoài Văn Hầu, trẻ tuổi nhưng đã có bản lĩnh dẫn quân chiến đấu hết sức dũng mãnh.

=> Hình ảnh quen thuộc của những vị anh hùng lâm trận thời xưa, vô cùng oai phong, dũng mãnh, lần nào xuất hiện cũng trong tâm thế dũng mãnh như thế.

* Hành động, lời nói:

- “Chẳng bằng ta đi tìm giặc, đánh vài trận cho người lớn biết tay ta đi anh em”, hành động chỉ vào mặt tên tướng giặc => lời nói của một chàng trai trẻ, nghe có vẻ bồng bột, nông nổi nhưng thực chất cũng cho thấy sự tự tin, sẵn sàng đương đầu với kẻ thù.

- “Hoài Văn nín thở nhìn quân giặc, người chàng run bắn lên. Chàng nghiến chặt răng cố lấy lại bình tĩnh”, “Hoài Văn tự hỏi mình và tim đập đến vỡ ngực”

=> Tâm lý của một vị thủ lĩnh trẻ, kinh nghiệm ra trận chưa thực sự nhiều và hoàn toàn không lường trước được sức mạnh ghê gớm của kẻ thù nên Hoài Văn đã hoảng hốt, có phần lo sợ.

- “Viên tướng giương cung hướng lên thần tướng trên núi…nhiều cây cổ thủ khác bị bắn xuyên..” => tài bắn cung xuất chúng của Hoài Văn, chàng nhanh chóng lấy lại được bình tĩnh và khiến cho quân giặc phải run sợ.

- “Cha chả là vui! Quân ta đánh xuống thôi”, “Để cho chúng nó về mà báo cho nhau tin thua trận”. => sự tự tin, có chút ngông nghênh của tuổi trẻ.

- Những từ ngữ miêu tả tiếng nói của Hoài Văn Hầu: “tiếng thét lanh lảnh” => thể hiện sự uy nghiêm trước kẻ thù.

- Hành động dẫn quân cứu trợ cho Chiêu Thành Vương, cung kính quỳ và nhận tội với Thành Vương. => lễ nghĩa, phép tắc, tôn trọng bậc trưởng bối, không hề kiêu ngạo.

b. Những câu văn miêu tả chi tiết “lá cờ”

*Chương VIII:

- Lá cờ căng lên vì ngược gió.

 

* Chương IX:

- Lá cờ thêu sáu chữ vàng mỗi lúc một căng lên vì ngược gió.

- Và lá cờ đỏ căng lên vì ngược gió.

* Chương XI:

- Bên thần tướng dựng một lá cờ đề sáu chữ: PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN.

- Vi thần tướng đứng sừng sững bên lá cờ đại.

- Lá cờ đại phồng lên như ra lệnh, nổi rõ sáu chữ kiêu kì.

- Viên tướng giặc nhìn lên trên dốc giật mình vì lại trông thấy một lá cờ đề sáu chữ…

- Lá cờ thêu sáu chữ đã nhòe trong bóng tối, nhưng vẫn reo phần phật.

* Chương XII – XIII:

- Phấp phới một lá cờ đề sáu chữ vàng: PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN.

- Lá cờ phất cao hùng dũng.

- Vương lại nhìn người tướng trẻ đang bay đi bay lại, trước mặt tung bay lá cờ sáu chữ.

- Lá cờ sáu chữ lại bay.

- Vương ngước nhìn lên lá cờ sáu chữ…

=> Ý nghĩa hình ảnh lá cờ sáu chữ:

- Trên lá cờ thêu sáu chữ “Phá cường địch báo hoàng ân”, sáu chữ ấy không chỉ là một lời thề sắt son với tổ quốc, mà còn là lòng quyết tâm của chàng, vừa khẳng định chính mình, vừa noi theo gương cha, không thể ngồi yên khi nước sắp rơi vào tay giặc.

- Trong tất cả các chương của văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng, hình ảnh lá cờ đều xuất hiện với một tần suất dày đặc, luôn ở trong trạng thái tung bay, căng lên trước gió, luôn gắn liền với hình ảnh của vị tướng trẻ Hoài Văn Hầu. Đó chính là biểu tượng cho tinh thần, cho nhuệ khí của cả tướng lẫn binh trong đoàn quân ấy. Nói cách khác, đó chính là biểu tượng của hào khí Đông A ngút trời của quân đội nhà Trần, đó mãi mãi là một tiếng vang lớn truyền đến mãi muôn đời, những chiến tích lừng lẫy ngày ấy vẫn còn ghi dấu ấn trên chính non sông đất nước Việt Nam.

c. Ý nghĩa của văn bản “Viên tướng trẻ và con ngựa trắng”

- Tái hiện lại quá khứ hào hùng của dân tộc thời đại nhà Trần cùng với hình ảnh người anh hùng tuổi trẻ tài cao Trần Quốc Toản, tuy còn là thiếu niên, tính còn bồng bột nhưng đáng quý hơn là ngọn lửa căm thù trong lòng chàng cũng vì thế mà lúc nào cũng ngùn ngục cháy, cả hai lần tham chiến trên núi và trên sông nước, Hoài Văn đều vô cùng bình tĩnh đối mặt với quân địch, chưa một lần chùn bước.

- Tác phẩm hướng về độc giả thiếu nhi nên có tinh thần giáo dục vô cùng sâu sắc về lòng yêu nước, căm thù giặc, đặc biệt hiểu biết rất nhiều về  giai đoạn lịch sử có thể nói đáng tự hào nhất của dân tộc.

3. Tổng kết

Từ văn bản “Viên tướng trẻ và con ngựa trắng”, có thể rút ra những đặc trưng của truyện lịch sử như sau:

- Cốt truyện đa tuyến, dựa vào điểm tích Trần Quốc Toản tự thêu 6 chữ Hán là “Phá cường địch báo hoàng ân”.

- Bối cảnh: cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai của nhà Trần, cuộc chiến gay go và khốc liệt nhất (1285).

- Nhân vật:

+ Nhân vật Hoài Văn Hầu: Trần Quốc Toản là một nhân vật lịch sử, là tông thấy nhà Trần, nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

+ Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng tính cách quyết đoán, gan dạ và khí phách anh hùng dòng dõi nhà Trần của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã được bộc lộ rõ qua từng suy nghĩ, hành động, cử chỉ. Lá cờ với dòng chữ “Phá cường địch báo hoàng ân” chính là minh chứng rõ nhất về cốt cách, tài năng hơn người của Trần Quốc Toản.

+ Tác phẩm này có rất nhiều nhân vật, cả ở bên ta cả ở bên Hán, tất cả đều được xây dựng để đặt vào mối quan hệ với nhân vật chính là người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản.

- Chi tiết lá cờ thêu 6 chữ vàng mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.

- Ngôn ngữ: mang đậm sắc thái lịch sử, biệt ngữ xã hội phù hợp với những tầng lớp trong xã hội phong kiến (quan quân, vương tử, giặc, tráng sĩ, chàng, viên tướng, quân ta, đại vương, bẩm, Vương,…)

 

PHỤ LỤC 6

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng.
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

--------------- Còn tiếp ---------------

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 CTST bài: Ôn tập văn bản 2 - Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 chân trời bài: Ôn tập văn bản 2 - Viên, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài: Ôn tập văn bản 2 - Viên

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay