Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 CTST bài: Ôn tập văn bản 1 - Bạn đã biết gì về sóng thần?

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài: Ôn tập văn bản 1 - Bạn đã biết gì về sóng thần?. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ SÓNG THẦN?

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? (bố cục, nội dung, thông điệp,…).
  • Luyện tập theo văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần?.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên ( bố cục, hình ảnh,...); nội dung (ý nghĩa, thông điệp,... của văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần?).
  1. Phẩm chất
  • Yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi chia sẻ những hiểu biết về sóng thần và cách bảo vệ bản thân nếu không may gặp sóng thần.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hiểu biết về sóng thần và cách bảo vệ bản thân nếu không may gặp sóng thần và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu một số hình ảnh và video có liên quan đến văn bản:

 

 

                                                                                                      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Link video: https://www.youtube.com/watch?v=oLcH0cOW5uI

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Em đã biết gì về sóng thần? Trong tình huống nếu chẳng may gặp sóng thần, chúng ta cần làm gì để bảo vệ mình và hỗ trợ những người xung quanh?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Hiện tượng tự nhiên là tất cả những quá trình chuyển động hoặc biến đổi liên tục diễn ra trong tự nhiên mà không cần sự can thiệp của con người. Chúng ta thường xuyên bắt gặp những hiện tượng như mưa, sấm, chớp, bão, lũ lụt… Nhưng có một hiện tượng tự nhiên được cho là loại một loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm mà con người vẫn chưa thể tìm ra được giải pháp để giảm thiểu sức tàn phá mà nó gây ra. Đó chính là sóng thần. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần?.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? (nhan đề, bố cục, nội dung, thông điệp của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần?.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần?, trả lời câu hỏi:

- Trình bày những ý chính của văn bản.

- Nội dung chính của văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Trình bày những ý chính của văn bản.

+ Nội dung chính của văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.

- GV yêu cầu các cặp đôi đọc văn bản “Bạn đã biết gì về sóng thần?” và trả lời câu hỏi:

+ Theo người viết, sóng thần có gì khác so với trong tưởng tượng của nhiều người?

+ Dựa vào văn bản, cho biết những cơ chế hình thành sóng thần.

+ Dựa vào văn bản, cho biết những thảm họa sóng thần trong lịch sử nào được nhắc đến?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các cặp đôi (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 cặp đôi lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi sau:

Từ văn bản “Bạn đã biết gì về sóng thần?”, em hãy rút ra đặc trưng của loại văn bản thông tin bằng sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra đặc trưng của loại văn bản thông tin từ văn bản “Bạn đã biết gì về sóng thần” bằng sơ đồ tư duy.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về sơ đồ tư duy đặc trưng của loại văn bản thông tin.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV có thể gợi mở theo PHỤ LỤC 3 trang 69.

1. Hiểu biết chung về văn bản

a. Những ý chính của văn bản

- Khái niệm sóng thần: trong tiếng Nhật gọi là tờ-su-na-mi (tsunami), là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn.

- Cơ chế hình thành sóng thần: Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu nhưng đó là một chuỗi sóng có tốc độ rất cao, lên đến 800 km/giờ... Khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm ki-lô-mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét.

- Nguyên nhân: chủ yếu do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển…

- Dấu hiệu sắp có sóng thần: nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ, bỗng nhiền mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thủy triều.

- Các thảm họa sóng thần trong lịch sử: In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Chi-lê, Phi-lip-pin,…

b. Nội dung chính của văn bản

- Nội dung chính: Văn bản thuyết minh về sóng thần giúp người đọc có thêm hiểu biết về sóng thần và những gì sóng thần gây ra cho cuộc sống loài người.

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Sự khác biệt giữa sóng thần thực tế với tưởng tượng của nhiều người

- Theo người viết, không như nhiều người tưởng tượng, sóng thần không phải là những ngọn sóng ầm ầm, cuồn cuộn tiến vào đất liền mà người ta có thể mục kích và nghe được âm thanh của nó từ ngoài khơi xa. Ngay cả khi ngồi trên thuyền ngoài khơi, bạn cũng không thể biết khi nào sóng thần bắt đâu xuất hiện nên khó có thể nhận thấy dấu hiệu báo trước của một đợt sóng thần.

b. Cơ chế hình thành sóng thần

1. Sự thay đổi của một mảng kiến tạo gây ra một trận động đất và làm dịch chuyển nước biển.

2. Những con sóng được tạo ra và di chuyển ra mọi hướng trên biển, một số con sóng di chuyển nhanh.

3. Khi vào vùng nước nông, những con sóng bị nén ép lại, tốc độ chậm hơn và trở nên cao hơn.

4. Chiều cao của những con sóng tăng cùng với cường độ của chúng đã biến thành mối đe dọa tính mạng và tài sản con người.

c. Những thảm họa lịch sử được nhắc đến

- Năm 365, sóng thần tại A-lếch-xan-đri-a làm hàng nghìn người thiệt mạng.

- Ngày 27/8/1883, sau khi núi lửa Kra-ca-tô-a tại In-đô-nê-xi-a phun trào khiến

36 000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va và Su-ma-tra.

- 15/6/1896, sóng thần cao 23m làm hơn 26 000 người thiệt mạng ở lễ hội tôn giáo Nhật Bản.

- 22/5/1960, sóng thần cao 11m làm hơn 1 000 người thiệt mạng thại Chi-lê.

- 16/8/1976, hơn 5 000 người chế tại vịnh Mo-ro, Phi-líp-pin vì sóng thần.

- 17/7/1998, sóng thần làm hơn 2 100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê.

3. Tổng kết

Từ văn bản “Bạn đã biết gì về sóng thần”, ta rút ra những đặc trưng của loại văn bản thông tin như sau:

- Thể loại: văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.

- Gồm 3 phần:

+ Phần đầu: nêu định nghĩa sóng thần và khái quát quá trình xảy ra sóng thần trong tự nhiên.

+ Phần nội dung: giải thích cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần.

+ Phần kết thúc: nêu những thảm họa sóng thần đã xảy ra trên thế giới.

- Dẫn thời gian, số liệu có thể kiểm chứng.

- Ngôn ngữ sáng rõ, đơn nghĩa, khách quan

+ Từ ngữ thuộc chuyên ngành địa lý.

+ Từ miêu tả trạng thái hoặc hoạt động: lan truyền, dịch chuyển, hủy diệt, cuộn lên, chậm chạp…

- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

+ Sơ đồ: cơ chế hình thành sóng thần.

+ Hình ảnh: ngôi làng ven biển Su-ma-tra đổ nát sau thảm họa sóng thần.

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 CTST bài: Ôn tập văn bản 1 - Bạn đã biết gì về sóng thần?

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 chân trời bài: Ôn tập văn bản 1 - Bạn, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài: Ôn tập văn bản 1 - Bạn

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST (Bản word)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay