Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài: Ôn tập thực hành tiếng Việt bài 7. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh chia lớp thành 2 nhóm và hoàn thành bảng sau:
Biệt ngữ xã hội phổ biến của giới trẻ hiện nay |
Thành ngữ tầng lớp học sinh thường dùng |
|
|
|
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bảng.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 HS của từng nhóm trình bày đáp án trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về biệt ngữ xã hội.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về biệt ngữ xã hội. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về biệt ngữ xã hội, trả lời câu hỏi: - Biệt ngữ xã hội là gì? - Nêu chức năng và giá trị của biệt ngữ xã hội. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Biệt ngữ xã hội là gì? + Nêu chức năng và giá trị của biệt ngữ xã hội. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời những câu hỏi sau: 1. Xác định biệt ngữ xã hội trong các trường hợp sau và giải thích ý nghĩa của chúng: a. Tại sao bạn ấy hay… chém gió? b. Khi được ai đó thả thính nhưng bạn chỉ xem người ta là bạn, vậy hãy xem hết bài viết này để biết cách né thính sao cho thật tinh tế nhé! (Theo Mực tím online) Đây là biệt ngữ của nhóm người nào? 2. Hoàn thành bảng sau
3. Đặt câu với những thành ngữ sau: a. Nước đổ đầu vịt. b. Nhanh như chớp. c. Mẹ tròn con vuông. d. Nấu sử sôi kinh. e. Dĩ hòa vi quý. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra lưu ý khi sử dụng biệt ngữ xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra lưu ý khi sử dụng biệt ngữ xã hội. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày một số lưu ý khi sử dụng biệt ngữ xã hội. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Hiểu biết chung về biệt ngữ xã hội. a. Khái niệm - Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác…), chẳng hạn như biệt ngữ của giới trẻ… b. Chức năng và giá trị - Biệt ngữ xã hội gắn liền với môi trường và bản thân tầng lớp xã hội tạo ra nó. Mục đích sáng tạo ra biệt ngữ xã hội là để giữ bí mật trong phạm vi nhóm của mình. Vì vậy người ngoài nhóm thường không hiểu được biệt ngữ. - Mặc dù chỉ được dùng trong một phạm vi hạn chế nhưng theo thời gian, vẫn có những biệt ngữ dần trở nên phổ biến và sau trở thành từ ngữ toàn dân. - Trong các tác phẩm văn chương, điện ảnh, biệt ngữ được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích làm cho câu chuyện và nhân vật chân thật hơn.
2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Xác định và giải thích ý nghĩa của những biệt ngữ xã hội a. Biệt ngữ xã hội: chém gió (tức là nói quá, nói những việc vượt quá khả năng của mình hoặc nói khoác, nói phét, những việc không có nói thành có). b. Biệt ngữ xã hội: thả thính – né thính + Thả thính: là cách nói ẩn dụ của việc cố tình thu hút người khác đến với mình nhằm mục đích nào đó. Vì thế, nghĩa bóng của thả thính là cố tình lôi cuốn, hấp dẫn ai đó, làm cho họ thích mình và nảy sinh tình cảm. + Né thính: là hành động né tránh hoặc không muốn đáp lại tình cảm của người “thả thính”. => Đây là biệt ngữ của nhóm học sinh, sinh viên (giới trẻ) b. Hoàn thành bảng GV có thể gợi mở theo PHỤ LỤC 4 trang 88. c. Đặt câu với thành ngữ - Lời mẹ dặn dò tôi cứ như nước đổ đầu vịt, tôi không nhớ được điều gì. - Cậu ấy học rất giỏi toán hình nên đã hoàn thành bài kiểm tra 15 phút nhanh như chớp. - Tất cả thành viên trong gia đình đều rất hạnh phúc vì chị Mai đã mẹ tròn con vuông. - Nhờ chăm chỉ học tập, nấu sử sôi kinh 12 năm trời mà Hoa đã đỗ trường học danh tiếng. - Làng xó cần giữ tinh thần đoàn kết, vui vẻ, dĩ hòa vi quý là tốt nhất.
3. Tổng kết - Không nên quá lạm dụng biệt ngữ xã hội. - Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng biệt ngữ xã hội cho phù hợp. - Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được biệt ngữ xã hội.
|
PHỤ LỤC 4
Biệt ngữ |
Nghĩa |
Ví dụ minh họa |
Quay cóp |
Sử dụng tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra |
Quy định của cuộc thi là nghiêm cấm hành vi quay cóp tài liệu, nếu bị bắt sẽ bị cấm thi ngay lập tức. |
Long bào |
Áo của vua |
Nhà vua khoác lên mình chiếc long bào thật uy nghiêm. |
Trẫm |
Cách xưng hô của nhà vua với quần thần, dân chúng. |
Trẫm đã ra thánh chỉ, tuyệt nhiên sẽ không có chuyện thay đổi! |
Cúp học |
Nghỉ học |
Chắc hôm nay Nam lại cúp học đi câu cá rồi. |
Lệch tủ |
Ôn sai bài so với đề ra |
Hùng đã ôn lệch tủ nên nhận điểm 2 cho bài thi giữa kỳ môn vật lý. |
Long thể |
Cơ thể của vua |
Gần đây, nhà vua thấy long thể không ổn định nên đã cho truyền thái y. |
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập biệt ngữ xã hội.
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 chân trời bài: Ôn tập thực hành tiếng Việt bài, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài: Ôn tập thực hành tiếng Việt bài