Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 CTST bài: Ôn tập văn bản 2 - Bố của Xi-mông

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài: Ôn tập văn bản 2 - Bố của Xi-mông. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 7: YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: BỐ CỦA XI-MÔNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Bố của Xi-mông.
  • Luyện tập theo văn bản Bố của Xi-mông.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản truyện, nhận biết các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm Bố của Xi-mông.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thương và nuôi dưỡng niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
  • Lòng nhân hậu, tình yêu thương con người.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động “Nói cách khác”.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS theo những yêu cầu của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia thành 4 nhóm và chuyển giao dụng cụ học tập gồm bút dạ và giấy A0.

- GV yêu cầu các nhóm hãy liệt kê ra giấy khổ lớn 10 điều không hay mà đôi khi người ta vẫn nói về một ai đó/việc gì đó.

- Tiếp theo, yêu cầu các nhóm hãy tìm 10 cách hay hơn để diễn đạt cùng những ý nghĩa đó và tiếp tục ghi ra giấy khổ lớn.

- Các nhóm trình bày kết quả và cùng nhau thảo luận về ý nghĩa của việc thay đổi cách nói theo hướng tích cực.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV cử đại diện 1 HS của mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Bố của Xi-mông.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Bố của Xi-mông.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Bố của Xi-mông và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Bố của Xi-mông, trả lời câu hỏi:

- Trình bày xuất xứ của văn bản.

- Tóm tắt văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Xuất xứ của văn bản.

+ Tóm tắt văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc văn bản Bố của Xi-mông và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Xác định đề tài, chủ đề, ý nghĩa nhan đề, ngôi kể, ngôn ngữ kể chuyện, điểm nhìn trần thuật trong văn bản Bố của Xi-mông.

+ Nhóm 2: Nhận xét về những câu nói, câu hỏi của nhân vật Xi-mông dành cho bác Phi-líp trong văn bản Bố của Xi-mông.

+ Nhóm 3: Xác định tình huống truyện và vai trò của nó trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau:

 Từ nội dung văn bản “Bố của Xi-mông”, em hãy rút ra đặc trưng của văn bản truyện bằng sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết đặc trưng thể loại văn bản truyện từ “Bố của Xi-mông” bằng sơ đồ tư duy.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày sơ đồ tư duy về đặc trưng thể loại văn bản truyện từ “Bố của Xi-mông”

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV gợi mở cho HS theo PHỤ LỤC 3 trang 72.

1. Hiểu biết chung về văn bản.

a. Xuất xứ

- Văn bản trích trong truyện ngắn cùng tên của Mô-pa-xăng, trong tác phẩm “Tuyền tập truyện ngắn Pháp thế kỉ XIX”.

b. Tóm tắt

Blăng-rốt là người phụ nữ tốt những bị một người đàn ông lừa dối sinh ra Xi-mông, cậu bé không có bố và bị bạn bè bắt nạt, trêu chọc, chế giễu. Cậu buồn bực ra bờ sông, muốn kết thúc cuộc đời mình. Nhưng tại đây cậu gặp bác thợ rèn Phi-líp, bác đưa cậu về nhà và hứa sẽ cho cậu một ông bố. Ngày hôm sau đến trường, Xi-mông đã quát vào những người trêu chọc cậu là “Bố tao tên là Phi-lip”. Nhưng không ai tin vì những đứa trẻ khác cho rằng nếu là bố thì phải là chồng của mẹ Xi-mông. Cậu lại tìm đến bác thợ rèn, bác Phi-líp đã đến và ngỏ ý với mẹ cậu, Blăng-rốt đã đồng ý. Và từ đó Xi-mông chính thức có bố, một người bố mà ai có được cũng phải lấy làm tự hào.

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Đề tài, chủ đề, ngôi kể, ý nghĩa nhan đề, ngôn ngữ kể chuyện của văn bản “Bố của Xi-mông”.

- Đề tài: tình yêu thương

- Chủ đề: tình yêu thương giữa con người với con người.

- Ý nghĩa nhan đề: nhan đề nhằm giúp người đau khổ được hạnh phúc và đem lại cho người đọc lòng tin vào con người và cuộc sống. Đó cũng chính là mục đích cao cả mà nhà văn G.Mô-pa-xăng đặt ra trong tác phẩm này. Bố chính là khát khao của Xi-mông, là lí do cậu bị chế giễu và bố cũng chính là niềm hạnh phúc của cậu khi bác Phi-líp chính thức trở thành bố Xi-mông.

- Ngôi kể: ngôi kể thứ ba, kể theo trình tự thời gian.

- Điểm nhìn trần thuật: toàn tri biết tuốt của tác giả.

- Ngôn ngữ kể chuyện: cô đọng, súc tích, nhẹ nhàng mà sâu lắng.

b. Nhận xét những câu nói, câu hỏi của nhân vật Xi-mông dành cho bác Phi-líp trong văn bản “Bố của Xi-mông”.

- Những câu nói, câu hỏi của nhân vật Xi-mông dành cho bác Phi-líp:

+ Bác có muốn làm bố cháu không?

+ Nếu bác không muốn làm bố cháu thì cháu sẽ quay lại nhảy xuôngsoong…

+ Thế bác tên là gì…để cháu trả lời chúng nó…chúng nó muốn biết tên bác.

+ Thế nhé! Bác Phi-líp, bác là bố cháu.

=> Ước có một người bố của Xi-mông với tất cả sự ngây thơ của mình, cậu đã đều nghị bác Phi-líp làm bố của mình. Những câu nói xuất phát từ khao khát mãnh liệt, bằng tất cả giá nào cũng phải có một người bố để không còn phải chịu chế diễu từ bạn bè, dù lời nói bất ngờ thốt ra những nó hoàn toàn phù hợp với diễn biến tâm trạng và tâm lý của Xi-mông. “Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông cho chết đuối” không phải là lời đe dọa, thách thức người lớn trong sự dỗi hờn mà nó chỉ càng chứng tỏ khao khát muốn có bố của cậu bé.

=> Tâm trạng Xi-mông hoàn toàn thay đổi khi bác Phi-líp đồng ý làm bố cậu, cậu tin tưởng điều đó và hiên ngang hét vào mặt đám bạn ở trường: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp”.

c. Tình huống truyện và vai trò đối với việc thể hiện tư tưởng của văn bản.

- Cậu bé Xi-mông khoảng 7 – 8 tuổi lần đầu đến trường thì bị lũ bạn chế giễu vì không có bố. Xi-mông đã đánh nhau và tấn công những kẻ chế nhạo mình. Nhưng em vô cùng đau khổ vì sự thật em không có bố. Xi-mông đi ra bờ sông và định tự tử.

=> Lời nói đôi khi có thể giết chết một con người, lời nói ra có thể trở thành một con dao cứa vào trái tim một đứa trẻ, khiến cả tuổi thơ chỉ toàn bất hạnh, đau khổ.

- Nhưng nghĩ đến nhà, đến mẹ, em lại khóc. Mẹ em biết chuyện thì ôm lấy con mà khóc.

=> Người mẹ thương con, nhưng bất lực, chỉ biết ôm con vào lòng, không có bố chính là thiệt thòi của Xi-mông và mẹ hiểu điều đó nhưng mẹ không thể làm gì hơn cho con, thanh danh của mẹ đã bị hủy hoại, khó có thể lấy lại được.

- Bác thợ Phi-líp nhìn thấy, an ủi và đưa em về nhà. Phi-líp đã nhận làm bố của em. Hôm sau Xi-mông đến trường, lũ bạn xấu giễu cợt nhưng Xi-mông dám chống lại vì em tự tin rằng mình có bố Phi-líp.

=> Sức mạnh của tình yêu thương đã giúp Phi-líp mạnh mẽ, chống lại sự bất công, bảo vệ chính mình, cậu không còn ấm ức im lặng mà “hét” lên để khẳng định mình có bố.

- Bác Phi-líp đến ngỏ lời rằng muốn trở thành chồng của mẹ Xi-mông và cô đã đồng ý, lúc này bác chính thức trở thành bố của Xi-mông.

=> Sự bao dung, ấm áp của bác Phi-líp dành cho mẹ Xi-mông và cậu chính là kết thúc có hậu cho truyện. Đó là mơ ước, là hi vọng và tiếng nói đấu tranh của Mô-pa-xăng cho hạnh phúc, công bằng của những người nghèo hèn trong xã hội, nhất là hạnh phúc của trẻ thơ.

3. Tổng kết

- Thể loại: truyện ngắn.

- Nhan đề: gắn với vai trò, ý nghĩa của sự xuất hiện nhân vật bác Phi-líp, người chuyển tải thông điệp của Guy đơ Mô-pa-xăng về lòng nhân đạo và ứng xử đầy tình thương yêu giữa con người với con người.

-  Đề tài: tình yêu thương.

- Chủ đề: tình yêu thương giữa con người với con người (tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè).

- Ngôi kể: thứ 3.

- Giọng điệu: nhẹ nhàng, cô đọng, sâu lắng, trong sáng.

- Chi tiết tiêu biểu:

+ Xi-mông đuổi theo bắt con nhái và cười hồn nhiên, thích thú nhưng nghĩ đến mẹ, em lại òa khóc => tâm hồn em vẫn rất hồn nhiên, trong sáng, nhanh quên nhưng cũng nhanh mủi lòng.

+ Xi-mông khóc => giọt nước mắt của em chính là cách nhà văn diễn tả nỗi đau một cách chân thực nhất. Tâm hồn em còn quá non nớt để có thể chống đỡ lại những lời chế giễu, châm chọc ấy.

+ Xi-mông hét lên với đám bạn: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp!” => sự tự tin, cũng như dồn nén bao uất ức cậu đã phải chịu đựng để chứng minh cho đám bạn rằng mình cũng có bố.

- Tư tưởng nhà văn gửi gắm:

+ Phải yêu thương, chia sẻ với những người kém may mắn, đau khổ.

+Văn bản là mơ ước, là hi vọng và tiếng nói đấu tranh của Mô-pa-xăng cho hạnh phúc, công bằng của những người nghèo hèn trong xã hội, nhất là hạnh phúc của trẻ thơ.

 

PHỤ LỤC 3

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Bố của Xi-mông.
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

--------------- Còn tiếp ---------------

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 CTST bài: Ôn tập văn bản 2 - Bố của Xi-mông

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 chân trời bài: Ôn tập văn bản 2 - Bố, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài: Ôn tập văn bản 2 - Bố

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST (Bản word)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay